TCTC so 12 ky 2 - page 16

18
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
lực phát triển kinh tế mà còn giúp các vùng khó khăn
thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái,
ổn định an ninh, chính trị, xã hội”.
Nhận rõ tầm quan trọng của liên kết vùng với
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đất nước, trong
Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ:
“Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch
phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và
liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng
vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế
động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các
địa phương trong vùng và đến các vùng khác. Có
chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó
khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, miền núi và hải đảo; phát triển kinh tế
lâm nghiệp. Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền,
gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của trung
ương và địa phương. Thực hiện quy hoạch vùng,
chính sách vùng; sớm xây dựng và thể chế hóa cơ
chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ
vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho
từng địa phương trong vùng. Khắc phục tình trạng
nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, hoặc
đầu tư dàn trải, trùng lặp. Xây dựng một số đặc khu
kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế
phát triển vùng có tính đột phá”.
Khi xác định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho
việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu
quả và sức cạnh tranh, Đại hội XII của Đảng đã đề
ra 6 giải pháp, trong đó có giải pháp phát triển các
vùng và khu kinh tế.
Tổng quan về liên kết vùng ở nước ta hiện nay
Liên kết kinh tế vùng thực chất là “sự liên kết giữa
các chủ thể kinh tế khác nhau trongmột vùng, dựa trên
lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh,
tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng.
Các hình thức liên kết kinh tế vùng được biểu hiện ở
các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi
ngành hàng, tổ chức sản xuất. Chủ trương, chính sách
phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động
Liênkết vùngtrongtái cơ cấukinhtế,
chuyểnđổi môhìnhtăngtrưởng
TS. Vương Phương Hoa
- Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng*
Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm từ nhiều năm nay thông qua việc ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư và triển khai
thực hiện... Kết quả bước đầu ghi nhận đã có một số chuyển biến nhất định nhưng so với yêu cầu, mục tiêu
đặt ra thì kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng trong tái
cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng là vấn đề đặt ra trong bài viết. Qua việc phân tích những
kết quả đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế trong vấn đề liên kết vùng, tác giả đề xuất một số kiến
nghị nhằm góp phần tìm lời giải cho vấn đề trên.
Từ khóa: Vùng kinh tế, liên kết vùng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế
Regional linkage in economic restructure
and growth model transformation has been
implemented by the National Party and the
State for many years in the releases strategic
plans, mechanisms, policies and investment
packages. The initial results are recorded
positively, however, are still under expectation.
How to improve the regional linking activities
in economic restructure and growth model
transformation is the major content of the paper.
By analyzing the achievements and limitations,
the author attempts to propose recommendations
and solutions to the regional linkage issue.
Keywords: Economic zone, regional linkage, growth model
transformation, economic restructure
Ngày nhận bài: 13/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/11/2017
Ngày duyệt đăng: 30/11/2017
* Email:
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...148
Powered by FlippingBook