TCTC so 12 ky 2 - page 20

22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Đối với chính sách tỷ giá, từ tháng 03/2015, biên
độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay. Việc
nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản ánh sát
hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ
VND/USD cũng nhằm tạo thuận hơn cho xuất khẩu.
Vấn đề đặt ra ở giai đoạn hậu suy giảm kinh tế là
tỷ giá hối đoái được điều chỉnh như thế nào sẽ tác
động tác động tích cực đến nền kinh tế? Nới biên
độ hay điều chỉnh tỷ giá? hay vừa nới biên độ vừa
điều chỉnh tỷ giá?
Về bản chất, nới rộng biên độ hay điều chỉnh tỷ
giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị đồng nội
tệ, làm cho VND phản ánh sát hơn với giá trị thực.
Thay vì để biên độ quá rộng rất khó khăn cho quản
lý, nên thay thế bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên
ngân hàng. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng,
sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD, dòng VND gửi
vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có
điều kiện hạ lãi suất VND (cả huy động và cho
vay). Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến
lãi suất, tác động đến dòng vốn vào - ra, vừa có
điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập
khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất giá so với USD
trong ngắn hạn.
Giải pháp điều hành lãi suất trong thời gian tới
Một CSTT phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục
nhanh hơn. Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ,
NHNN cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất,
phối hợp giữa kiểm soát dòng vốn vào
với mục tiêu điều hành CSTT. Thực tế hiện nay, nếu
NHNN vẫn tiếp tục thực thi CSTT thắt chặt và ổn
định tỷ giá thông qua việc can thiệp trên thị trường
ngoại hối để duy trì khả năng xuất khẩu nhưng
việc Việt Nam tiếp tục phải huy động luồng vốn
nước ngoài đổ vào đã gây sức ép mua ngoại tệ với
NHNN, ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất. Do đó,
để hạn chế tối thiểu sự tác động từ bên ngoài thì việc
phối hợp giữa các biện pháp kiểm soát dòng vốn
dụng cho khách hàng, hạn chế và tập trung xử lý nợ
xấu thông qua việc thực hiện CSTT thắt chặt bằng
cách điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản (cuối năm 2009).
Việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đã kéo theo sự
gia tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều
này làm cho các NHTM khắt khe trong việc lựa
chọn đối tượng cho vay, là tập trung vào những đối
tượng khách hàng có uy tín, hoạt động kinh doanh
hiệu quả, tỷ suất sinh lời cao và có khả năng trang
trải chi phí sử dụng vốn cao.
Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm
2009 có xu hướng cải thiện dần qua các quý nhờ cầu
đầu tư và tiêu dùng trong nước dần phục hồi bởi tác
động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính
phủ: Quý I/2009 tăng 3,14%; quý II/2009 tăng 4,41%;
quý III/2009 tăng 5,98%, quý IV/2009 tăng 6,99%.
Lạm phát cũng giảm còn 6,88%.
- Từng bước cởi trói cho các NHTM thông qua
việc cho phép các NHTM áp dụng lãi suất cho vay
thỏa thuận đối với hoạt động cho vay trung và dài
hạn (Thông tư 07/2010/TT-NHNN được NHNN ban
hành ngày 26/2/2010) và cho tất cả các loại hình cho
vay (Thông tư 12/2010/TT-NHNN, ngày 14/4/2010),
nhằm khơi thông thị trường vốn cho các DN.
Việc trở lại áp dụng chính sách lãi suất thỏa
thuận giữa người đi vay và người cho vay đã làm
giảm đáng kể vai trò của lãi suất cơ bản vì đã chấm
dứt điều hành theo chế độ trần lãi suất (tối đa bằng
150% lãi suất cơ bản). Việc tăng lãi suất cơ bản từ
8% lên 9%/năm vào tháng 11/2010 và ổn định ở mức
9% cho đến cuối năm 2012 cho thấy vai trò định
hướng và thông tin tham chiếu của lãi suất cơ bản
trở nên mờ nhạt trong cơ chế dẫn truyền của lãi suất
đến mục tiêu của CSTT.
Trong giai đoạn 2012-2014, mặt bằng lãi suất
đã liên tục giảm dần theo định hướng của NHNN.
Cùng với đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP và
lạm phát đều khởi sắc hơn, tạo đà cho các ngân
hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng
lãi suất được duy trì tương đối ổn định theo chiều
hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ.
Tuy nhiên, gần đây lãi suất huy động trung, dài
hạn có chiều hướng tăng do các ngân hàng cần huy
động nguồn vốn tự do hóa để đáp ứng Thông tư
06/2016/TT-NHNN, ngày 27/05/2016 của NHNN,
giữ nguyên lãi suất huy động USD ở mức 0% và tiếp
tục giảm lãi suất cho vay USD để hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế và chống đô la hóa. Lãi suất huy động cuối
năm 2017 tại một số NHTM lớn đang rục rịch tăng,
tương tự như năm 2016.
Hình: Biến động lãi suất chung từ năm 2013 đến nay
Nguồn: TTCK và tính toán của UBGSTCQG; quý IV/2017 là số dự báo
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...148
Powered by FlippingBook