42
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh thông thường của
DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu. Doanh thu được xác định theo
giá trị hợp lý của các khoản đã thu
hoặc sẽ thu được.
Chuẩn mực kế toán số 21 –
Trình bày báo cáo tài chính được
giải thích tại đoạn 68: “ Ngoài các
chính sách kế toán cụ thể được sử
dụng trong báo cáo tài chính, điều
quan trọng là người sử dụng phải
nhận thức được cơ sở đánh giá
được sử dụng (như nguyên giá, giá
hiện hành, giá trị thuần có thể thực
hiện được, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại), bởi vì
các cơ sở này là nền tảng để lập báo cáo tài chính.
Khi DN sử dụng nhiều cơ sở đánh giá khác nhau để
lập báo cáo tài chính như trường hợp một số tài sản
được đánh giá lại theo quy định của nhà nước, thì
phải nêu rõ các tài sản và nợ phải trả áp dụng mỗi
cơ sở đánh giá đó”.
Tóm lại, vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam
thời gian qua đã không ngừng được cải thiện theo
hướng phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế và
yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, giữa các chuẩn mực kế
toán Việt Nam và các thông lệ quốc tế hiện vẫn còn
một khoảng cách trong lĩnh vực định giá, cụ thể như:
- Việc định giá các khoản đầu tư chủ yếu vẫn dựa
trên giá gốc, các mô hình định giá khác chưa được
sử dụng hoặc sử dụng hạn chế.
- Một số kỹ thuật bổ sung cho hoạt động định giá
chưa được quy định như vấn đề đánh giá tổn thất
tài sản, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng phản
ánh lợi thế thương mại.
- Vai trò của giá trị hợp lý còn mờ nhạt.
Với đặc điểm là một nền kinh tế đang phát triển
theo định hướng thị trường, việc xây dựng một hệ
thống kế toán cơ bản dựa trên giá gốc là phù hợp
trong giai đoạn hiện nay. Nghĩa là, cùng với sự phát
triển ngày càng phức tạp của các hoạt động kinh tế,
tài chính và xu hướng hội nhập quốc tế, hệ thống
kế toán Việt Nam cần được tiếp tục hoàn thiện theo
hướng nghiên cứu áp dụng các mô hình đánh giá
khác có ưu điểm hơn và phù hợp với đặc điểm của
từng đối tượng cần tính giá.
Tài liệu tham khảo:
1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính (2006), NXB Tài chính;
2. Luật Kế toán Việt Nam 2003;
3. Một số ấn phẩm, tạp chí liên quan: Tạp chí Kế toán, Tạp chí Kiểm toán…
loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân
đối kế toán.
Giá trị hợp lý còn được nhắc đến trong chuẩn mực
về TSCĐ (VAS 03 và VAS 04), một số trường hợp ghi
nhận TSCĐ theo giá trị hợp lý, cụ thể như sau:
- TSCĐ có được do trao đổi TSCĐ của doanh
nghiệp (DN) để đổi lấy TSCĐ khác không tương
đương.
- TSCĐ có được do biếu tặng, viện trợ;
- TSCĐ có được bằng việc trao đổi chứng từ liên
quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị;
- TSCĐ thuê tài chính;
- TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp
nhập DN.
Theo Chuẩn mực số 05 - Bất động sản đầu tư quy
định, bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị
ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ chi
phí bằng tiền hoặc tương đương tiền mà DN phải bỏ
ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản đưa ra để trao
đổi nhằm có được bất động sản đầu tư tính đến thời
điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành bất động sản
đầu tư đó. Khi áp dụng mô hình giá trị hợp lý, bất
động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc
và được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm
lập bảng cân đối kế toán.
Chuẩn mực VAS 06 – Thuê tài sản quy định tại
Điều 4 - Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu, mục c
cũng đề cập: Trường hợp trong hợp đồng thuê bao
gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản
thuê với giá thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua thì
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (Đối với cả bên
cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu
ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản
thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó.
Chuẩn mực VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác
quy định tại đoạn 05: Doanh thu là tổng giá trị các lợi
THỐNG KÊ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐANG ĐƯỢC VẬN DỤNG
TRONG MỘT SỐ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
Mô hình định giá áp dụng
Chuẩn mực chung (VAS 01)
Giá gốc
Hàng tồn kho (VAS 02)
Giá gốc
Giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá hiện hành
Tài sản cố định hữu hình và vô hình (VAS 03 và VAS04)
Giá gốc,
Giá trị hợp lý
Bất động sản đầu tư (VAS 05)
Giá gốc,
Giá trị hợp lý
Thuê tài sản (VAS 06)
Giá gốc,
Giá trị hợp lý
Doanh thu và thu nhập khác (VAS 14)
Giá trị hợp lý
Nguồn: Tác giả tổng hợp