TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
41
thời điểm hình thành tài sản.
Trong VAS 03 và VAS 04 quy định: Tài sản cố
định (TSCĐ) được ghi nhận theo giá gốc tại thời
điểm hình thành tài sản: Giá trị này được ghi nhận
theo giá thực tế bao gồm giá mua và toàn bộ các chi
phí thu mua phát sinh để có được tài sản ở trạng
thái sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 về “Bất động
sản đầu tư” chỉ lựa chọn mô hình giá gốc để ghi
nhận giá trị bất động sản đầu tư sau khi ghi nhận
ban đầu. Áp dụng mô hình giá gốc có nghĩa là bất
động sản đầu tư ghi nhận ban đầu theo giá gốc, định
kỳ trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ,
bất động sản đầu tư được theo dõi theo ba chỉ tiêu:
Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại.
Chuẩn mực kế toán số 06 - Thuê tài sản tại đoạn
13 quy định: Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính
là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán
với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài
sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
Một số loại giá khác được thừa nhận chính thức
Bên cạnh giá gốc, trong các chuẩn mực kế toán
Việt Nam rải rác đưa ra quy định về một số loại giá
khác. Cụ thể như: Từ đoạn 18 đến đoạn 23 trong
Chuẩn mực VAS 02 – Hàng tồn kho đề cập đến giá
trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể
thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-)
chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Chuẩn mực số 02 cũng đề cập đến giá hiện hành.
Giá hiện hành là khoản tiền phải trả để mua một
VẤNĐỀ ĐỊNHGIÁ THEOMÔHÌNHGIÁ GỐC
TRONG CÁC CHUẨNMỰC KẾ TOÁNVIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THỊ THẢO
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Đến thời điểmhiện nay, giá gốc vẫn làmô hình định giá chủ yếu được áp dụng trong việc ghi
nhận các tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Thông qua những nhận định về việc áp dụng
cácmô hình định giá khác nhau trong hệ thống kế toán Việt Nam, bài viết chỉ ra những vấn đề
cụ thể về việc sử dụngmô hình định giá trongmột số chuẩnmực kế toán Việt Nam.
Ở
Việt Nam, hệ thống kế toán được xây dựng
trên nền tảng của nguyên tắc giá gốc, bên
cạnh giá gốc thì một số mô hình định giá
khác cũng đã được đề cập phần nào trong Chuẩn
mực kế toán Việt Nam. Những nội dung cơ bản
được quy định cụ thể như sau:
Giá gốc - nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam
Theo Khoản 1 – Điều 7 Luật Kế toán năm 2003:
“Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm
chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến
và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa
tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế
toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã
ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.”
Chuẩn mực chung số 01 - được coi như khuôn
mẫu xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực, chế độ
kế toán Việt Nam – đã coi giá gốc là một trong bảy
nguyên tắc cơ bản và yêu cầu tại đoạn 05: “Tài sản
phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản
được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả,
phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó
vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài
sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác
trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.
Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) 02,
tại đoạn 02 đã quy định như sau: “Chuẩn mực này
áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc
giá gốc, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định
cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho
hàng tồn kho”. Theo quy định trong VAS 02, thì ghi
nhận giá trị tài sản là hàng tồn kho theo giá gốc tại