Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
45
vụ của cá nhân không kinh doanh hay cá nhân kinh
doanh mà có doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu
thuế giá trị gia tăng (nhỏ hơn 100 triệu đồng/01 năm)
thì chỉ cần có hợp đồng hay biên bản thỏa thuận công
việc, giấy biên nhận tiền khi thanh toán hoặc chứng
từ chuyển khoản (ủy nhiệm chi, lệnh chi…), bản cam
kết có doanh thu trong năm không đến 100 triệu đồng
của cá nhận, công ty lập Bảng kê 01/TNDN (mẫu theo
Thông tư số 78/2014/TT-BTC) thì khi đó không cần hóa
đơn tài chính. Còn ngược lại, nếu là cá nhân kinh doanh
có doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở lên thì
Công tyA phải mang hợp đồng (ký giữa Công tyA với
cá nhân đó) ra Chi cục Thuế nơi cá nhân có hộ khẩu nộp
thuế (thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN)
để cơ quan thuế thu thuế xong mới xuất hóa đơn lẻ cho
Công ty A, khi đó Công ty A chi khoản chi đó theo hóa
đơn lẻ nhận từ cơ quan thuế thì mới được ghi nhận vào
chi phí được trừ và không bị xuất toán khi quyết toán.
Như vậy, chỉ cần Công tyA thực hiện các quy định nêu
trên, thì chi phí thực tế đó sẽ được cơ quan thuế ghi
nhận vào chi phí hợp lý.
Về quy định thanh toán không dùng tiền mặt, theo
đó, điểm 2, 3, 4 khoản 10 điều 1 Thông tư số 26/2015/
TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi
bổ sung điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp
sau đây thanh toán không dùng tiền mặt:
Thứ nhất,
thanh toán qua ngân hàng như: Séc, ủy
nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ
ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử)
và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao
gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản
của bênmua sang tài khoản bên bánmang tên chủ DN
tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên
Khoản chi phí nào được quyết toán vào chi phí
được trừ?
Để một khoản chi từ ngày 01/01/2015 được các
đoàn thanh kiểm tra chấp nhận quyết toán vào chi phí
được trừ (chi phí hợp lý) thì doanh nghiệp (DN) cần
phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý hiện hành và nắm
vững những điều kiện để vận dụng phù hợp. Theo
khoản 1, 2 điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày
22/6/2015 của Bộ Tài chính, một khoản chi được tính
vào chi phí được trừ như sau: Khoản chi thực tế phát
sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của DN; Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật (pháp luật kế toán, hệ thống pháp
luật thuế, hệ thống pháp luật chuyên dùng); Khoản
chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần
có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế
giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh
toán không dùng tiền mặt; Khoản chi không thuộc 37
khoản chi không được trừ được quy định từ mục 2.1
đến 2.37 khoản 2 điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
của Bộ Tài chính.
Trong thực tế, cũng phát sinh nhiều trường hợp, DN
chưa hẳn áp dụng đúng dù quy định của Bộ Tài chính
khá rõ ràng. Chẳng hạn, Công tyA phát sinh khoản chi
không có hóa đơn tài chính đối với chi phí vận chuyển
hàng (công ty thuê xe ôm, hoặc xe ô tô cá nhân). Số
tiền mỗi lần phát sinh trên 200.000 đồng (nếu thuê xe ô
tô cá nhân) hoặc dưới 200.000 đồng (nếu thuê xe ôm).
Vậy làm sao để các khoản chi đó được cơ quan thuế ghi
nhận vào chi phí hợp lý, tránh bị xuất toán khi cơ quan
thanh kiểm tra đến kiểm tra? Theo mục 2.4 khoản 2
điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của
Bộ Tài chính: Trường hợp công ty mua hàng hóa, dịch
KHOẢNCHICỦADOANHNGHIỆPKHIGHINHẬNVÀOCHIPHÍ:
CÁC VẤNĐỀ CẦNTRAOĐỔI
NGÔ THỊ HOÀI, PHAN THỊ TƯƠI
- Đại học Lao động - Xã hội
Bài viết trao đổi về điều kiện cần và đủ để một khoản chi của doanh nghiệp được các
cơ quan thanh kiểm tra thuế chấp nhận khi ghi nhận vào chi phí nhằm giúp các doanh
nghiệp hạn chế được việc bị xuất toán chi phí khi được kiểm tra. Ngoài ra, bài viết cũng đề
cập đến một số nội dung liên quan đến chi phí tài trợ và chi phí không liên quan đến doanh
thu mà thời gian qua nhiều doanh nghiệp rất quan tâm.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...122
Powered by FlippingBook