Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 39

37
Hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
tại Việt Nam
Cách đây hơn 20 năm, Việt Nam bắt đầu tiến
trình hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
khi tiếp thu các thông lệ và chuẩn mực quốc tế
trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp lý. Đến thời điểm này, Việt Nam đã xây
dựng một hệ thống pháp lý và chuẩn mực kế toán
hoàn chỉnh với nhiều nội dung phục vụ cho công
cuộc hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.
Trong đó, đáng chú ý là ngày 18/3/2013, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược kế toán
– kiểm toán đến năm 2020, đề ra những mục tiêu
tổng quát như:
Thứ nhất,
tạo lập một hệ thống kế
toán, kiểm toán hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế
quản lý của Nhà nước Việt Nam và phát triển nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán khu vực và thế giới
nhằm thỏa mãn yêu cầu thông tin cho quản lý, điều
hành và kiểm kê, kiểm soát các nguồn lực của nền
kinh tế, các hoạt động kinh tế - tài chính của đất
nước.
Thứ hai,
xây dựng và phát triển một hệ thống
khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trên cơ sở
nghiên cứu, tiếp thu về cơ bản các thông lệ quốc tế
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tạo môi trường
pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp để thúc đẩy
hoạt động kế toán, kiểm toán phát triển, đồng thời
để quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng, đạo đức
nghề nghiệp.
Thứ ba,
nâng cao vai trò và năng lực
quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh
quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán;
kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về kế toán,
kiểm toán cũng như hoạt động hành nghề kế toán,
kiểm toán; đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động
của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán
nhằm thúc đẩy quản lý nghề nghiệp, hỗ trợ phát
triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán;
Thứ tư,
phát triển mạnh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán ngang tầm với các nước phát triển
trong khu vực cả về số lượng và chất lượng;
Thứ
năm,
tăng cường quan hệ, hợp tác với các tổ chức
quốc tế về kế toán - kiểm toán, tạo lập mối liên hệ
chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các
nước trong khu vực, trên thế giới.
Ngày 24/06/2015, Quốc hội cũng đã ban hành
Luật Kiểm toán Nhà nước số 81/2015/QH13 quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm
vụ, quyền hạn của kiểm toán viên nhà nước; quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, Luật áp
dụng cho cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài
chính công, tài sản công, Kiểm toán Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với
hoạt động kiểm toán nhà nước. Đây được đánh giá
là một bước tiến dài nữa của Việt Nam trong việc
hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến
kiểm toán, hướng đến các chuẩn mực quốc tế.
Ngày 20/11/2015, Quốc hội ban hành Luật Kế
toán sửa đổi 2015, trong đó một trong những quy
định thể hiện những tiến bộ theo chuẩn quốc tế của
Luật Kế toán sửa đổi 2015 so với Luật Kế toán trước
đó là quy định về chứng từ điện tử. Trên thế giới,
chứng từ điện tử đã được áp dụng trong ngành
Kế toán, kiểm toán từ lâu vì tính thuận tiện trong
KẾ TOÁN, KIỂMTOÁNVIỆT NAM
TRONGBỐI CẢNHGIANHẬP TPPVÀ AEC
ThS. TRẦN NGỌC LAN
- Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh
Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC, Hiệp định Đối tác Kinh
tế xuyên Thái Bình Dương - TPP, có rất nhiều lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển,
trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Bài viết chỉ ra các cơ hội và thách thức từ quá trình
hội nhập, đưa ra một số đề xuất nhằm giúp lĩnh vực kế toán kiểm toán của Việt Nam phát
triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
KẾ TOÁN - KIỂMTOÁN
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...122
Powered by FlippingBook