4
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
tổ chức tài chính, DN, chính sách ưu đãi thuế vẫn
còn nhiều nhược điểm là dàn trải, phức tạp và kém
hiệu quả. Điển hình như:
Thứ nhất,
tác động của ưu đãi thuế đối với việc
phân bổ nguồn lực trong đầu tư còn hạn chế, chưa
thu hút được vốn đầu tư vào các địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm
2015) cho thấy, các DN FDI thường tập trung vào
những nơi có kết cấu hạ tầng thuận lợi, như: Hà
Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Hải
Phòng, Hưng Yên, Bình Dương, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc... chiếm gần 70% số dự án và tổng vốn đầu
tư cả nước. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa như Tây Bắc, Tây Nguyên... chỉ chiếm
gần 10% tổng vốn đầu tư cả nước. Mặc dù, Chính
phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi
cao như giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế nhưng
các khu vực này vẫn khó thu hút các nhà đầu tư tìm
đến. Bên cạnh đó, khoảng 80% số dự án tập trung
vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, rủi ro
thấp như: Lọc dầu, điện tử, điện lạnh, bưu chính
viễn thông, công nghiệp chế biến, khách sạn, văn
phòng cho thuê... Còn các lĩnh vực khác cần khuyến
khích phát triển nhưng có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi
ro cao như các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì
các nhà đầu tư tỏ ra “không mặn mà”.
Như vậy, chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích
các DN FDI đầu tư vào những vùng kém phát triển,
vùng sâu, vùng xa, vào những ngành công nghiệp
công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động...
vẫn chưa đạt được mục đích.
Thứ hai,
một số hình thức ưu đãi thuế đang trở
Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam
Để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài,
trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện chính
sách “trải thảm đỏ” kêu gọi thu hút đầu tư nước
ngoài bằng nhiều chính sách, khuyến khích, ưu đãi
đầu tư, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế. Cụ
thể: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
được ban hành năm 2008 và Luật số 32/2013/QH13
sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được
Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ
01/01/2014) được đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ
với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích DN đầu
tư phát triển. Theo đó, ưu đãi thuế suất (10% lên đến
15 năm và 20% lên đến 10 năm); miễn, giảm thuế
có thời hạn (tối đa đến 9 năm); cho phép chuyển
lỗ (trong vòng 5 năm); miễn đánh thuế chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái
đầu tư; cho phép được khấu hao nhanh...
Để được hưởng các ưu đãi này, Luật Thuế
TNDN trước đây (năm 2008) và Luật Thuế TNDN
hiện hành (được ban hành năm 2013) đã quy định
nhiều tiêu chí ưu đãi khác nhau, như: Địa bàn, khu
kinh tế, khu công nghệ cao; lĩnh vực công nghệ cao,
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của
Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực
giáo dục - đào tạo và môi trường...
Việc đổi mới chính sách thuế theo hướng ưu
đãi, khuyến khích đầu tư nói chung và đầu tư nước
ngoài nói riêng trong thời gian qua đã góp phần
khơi thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Tuy nhiên, thực tế phản ánh từ các chuyên gia,
CHÍNH SÁCHƯUĐÃI THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGĐẦUTƯNƯỚC NGOÀI
TS. NGUYỄN THỊ LAN
- Đại học Ngoại thương
Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt
động đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên
cạnh những kết quả tích cực mang lại, một số chính sách thuế đối với hoạt động này cũng
còn nhiều bất cập, tồn tại những kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế.