Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 12

10
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
giai đoạn 2014-2015, tín dụng trung dài hạn của hệ
thống NHTM đã tăng mạnh (sau khi điều chỉnh tỷ
lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung,
dài hạn tăng từ 30% lên 60% tại Thông tư số 36/2014/
TT-NHNN). Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế vĩ
mô Việt Nam phải đối mặt với những bất ổn từ bên
ngoài như đã nêu, việc giảm cho vay trung dài hạn
sẽ giúp các NHTM hạn chế rủi ro thanh khoản và
hấp thụ tốt hơn các cú sốc từ bên ngoài. Bên cạnh
đó, quy định giảm tỷ lệ trên cần có lộ trình thực hiện
phù hợp để tránh những khó khăn trong việc thi
hành của các NHTM.
Tóm lại, thay vì áp dụng các quy định mang tính
ảnh hưởng trực tiếp như “tấm đệm phòng rủi ro chu
kỳ” của Basel III, nền kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ
thích nghi tốt hơn khi triển khai đồng bộ nhóm 3 chỉ
tiêu tỷ lệ tín dụng trên GDP, Hệ số rủi ro của các
khoản phải đòi để kinh doanh BĐS và tỷ lệ tối đa
nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Điều này
cũng phù hợp với khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) về việc phối hợp hiệu quả chính sách tiền tệ
(trong đó có vấn đề giới hạn tăng trưởng tín dụng)
và các chính sách an toàn tài chính vĩ mô đối với các
nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi (Dell’ Arriccia,
G. & các cộng sự, 2012).
Tài liệu tham khảo:
1. Basel Committee on Banking Supervision (2010), Countercyclical capital buffer
proposal, Bank for International Settlements;
2. Dell’ Arriccia, G. & các cộng sự (2012), Policies for Macro financial stability:
How to deal with credit booms, IMF staff discussion Note 12/06;
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014): Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, ngày
20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của TCTD, chi nhánh NHNH;
4. Slovik, P. & Cournède, B. (2011): Macroeconomic Impact of Basel III, OECD
Economics Department Working Papers.
tiếp liên quan đến điều chỉnh tăng trưởng tín dụng
hoặc gia tăng yêu cầu về vốn tự có như khuyến nghị
của Basel III về “tấm đệm phòng rủi ro chu kỳ” thì có
thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP khi
mà kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi. Để tránh
những ảnh hưởng cho nền kinh tế, cơ quan quản lý
Nhà nước nên thực hiện điều chỉnh 2 chỉ tiêu còn lại
của bộ chỉ tiêu trên.
Thứ nhất,
tăng “hệ số rủi ro của các khoản phải đòi
để kinh doanh BĐS”. Việc tăng “hệ số rủi ro liên quan
đến kinh doanh BĐS” giúp điều chỉnh hành vi cho vay
của các NHTM đối với lĩnh vực BĐS, lĩnh vực dễ gây
nên hiện tượng “bong bóng” tài sản. Đồng thời, điều
này giúp điều chỉnh dòng chảy tín dụng đến khu vực
sản xuất thực, từ đó tín dụng ngân hàng sẽ hỗ trợ hiệu
quả hơn cho tăng trưởng GDP bền vững. Hơn thế, việc
gia tăng hệ số trên sẽ chỉ ảnh hưởng đến NHTM có
vốn tự có nhỏ hoặc không có khả năng tăng vốn tự
có mà không ảnh hưởng đến các NHTM có vốn tự
có lớn hoặc có khả năng tăng vốn tự có (theo thống
kê của NHNN Việt Nam thì đến cuối năm 2015 có
103/118 tổ chức tín dụng (TCTD) có tỷ lệ an toàn vốn
trên 10% so với quy định hiện nay là 9% tại Thông tư
số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (Thông tư 36)).
Bên cạnh đó, kinh doanh BĐS là việc bỏ vốn đầu tư tạo
lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS
để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho
thuê mua nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, việc thay
đổi hệ số rủi ro trên không ảnh hưởng đến các chương
trình, chính sách cho vay mua nhà ở mà Chính phủ
đang triển khai qua hệ thống ngân hàng cũng như các
khoản cho vay cá nhân mua nhà trả góp, sửa nhà…
của các ngân hàng, và không ảnh hưởng đến mục tiêu
an sinh – xã hội.
Thứ hai,
giảm “tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn
cho vay trung dài hạn” với lộ trình phù hợp. Trong
CẤU TRÚC MÔ HÌNH VECM
Ký hiệu biến
Dạng biến
Thời gian
Biến nội sinh
1. GDP thực
RGDP
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
2. Chỉ số giá tiêu dùng
CPI
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
3. Tín dụng cho nền kinh tế
CREDIT
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
4. Lãi suất cho vay VNĐ
RVND
mức phần trăm/năm
Q1/2003-Q4/2015
5. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố
TGLNH
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
6. Chỉ số VN-Index
STOCK
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
Biến ngoại sinh
7. Chỉ số giá hàng hóa thế giới
WCPI
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
8. Giá dầu thô thế giới
OILP
Logarit cơ số tự nhiên
Q1/2003-Q4/2015
9. Lãi suất hiệu dụng của FED
FEDRATE
mức phần trăm/năm
Q1/2003-Q4/2015
Nguồn: Đề xuất của tác giả
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...122
Powered by FlippingBook