7
Khuyến nghị của Ủy ban Basel đối với an toàn vĩ mô
Vào tháng 6/1999, Ủy ban Basel đã ban hành đề
xuất khung đo lường mới (Basel II) với 3 trụ cột
chính: (1) Yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa
Basel I; (2) việc giám sát quá trình đánh giá nội bộ
và sự đủ vốn của các ngân hàng; (3) sử dụng hiệu
quả việc công bố thông tin nhằm đảm bảo kỷ luật
thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực
giám sát.
Tại thời điểm đi vào thực hiện, Basel II là khung
đánh giá rủi ro ngân hàng thương mại (NHTM) khá
toàn diện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2007 đã cho thấy Basel II bộc lộ khá
nhiều nhược điểm. Đặc biệt, Basel II chưa lường hết
những rủi ro của các NHTM khi đối mặt với vấn đề
chu kỳ của nền kinh tế. Từ những bất cập trên, ngày
12/9/2010, Ủy ban Basel đã công bố Hiệp ước Basel
III về các tiêu chuẩn an toàn mới như một phiên
bản bổ sung, hoàn thiện và khắc phục những nhược
điểm của Basel II. Theo đó, điểm nhấn của Basel III là
những quy định liên quan đến phòng ngừa hiệu ứng
tác động theo chu kỳ của nền kinh tế cũng như giảm
thiểu sự tác động tiêu cực của rủi ro hệ thống đến
hoạt động của NHTM.
Trên thực tế, việc tăng trưởng tín dụng quá mức
của hệ thống ngân hàng luôn làm trầm trọng hơn
giai đoạn suy thoái như những gì toàn thế giới chứng
kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2007. Do doanh số các khoản vay liên tục gia tăng,
nếu bong bóng giá tài sản bị vỡ hoặc nền kinh tế rơi
vào suy thoái, chất lượng các khoản cho vay sẽ nhanh
chóng sụt giảm. Thiếu hụt dòng tiền từ thu hồi nợ
khiến vấn đề trầm trọng hơn, đẩy nền kinh tế thực
chìm sâu hơn với sự sụt giảm giá trị tài sản và tỷ lệ
nợ xấu gia tăng. Nhằm hạn chế tình trạng tương tự
xảy ra trong tương lai cũng như tăng cường khả năng
hấp thụ những cú sốc kinh tế của hệ thống NHTM,
Ủy ban Basel đã nghiên cứu và đưa ra những quy
định về tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu
kỳ của nền kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Trung ương
(NHTW) sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng tín dụng và
các chỉ số khác báo hiệu sự hình thành rủi ro của toàn
hệ thống. Dựa trên đánh giá này, NHTW xác định
yêu cầu tối thiểu về tấm đệm rủi ro và có thể thay
đổi tỷ lệ phụ thuộc vào mức độ rủi ro cao hay thấp.
Với quy định này, khi tín dụng gia tăng với tốc độ
nhanh, “Tấm đệm phòng rủi ro chu kỳ” có thể làm
tăng chi phí tín dụng và có tác dụng giống như một
“chiếc phanh” đối với các khoản cho vay của ngân
hàng. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái,
các NHTM có thể mở rộng tín dụng đáp ứng các nhu
cầu của thị trường. Với những yêu cầu trên, Basel III
đề xuất “tấm đệm phòng rủi ro chu kỳ” trong khoảng
từ 0-2,5% tùy thuộc vào từng chu kỳ của kinh tế. Yêu
cầu này sẽ được tăng lên khi những yếu tố rủi ro hệ
thống có xu hướng tăng và ngược lại, giảm bớt khi
những yếu tố rủi ro hệ thống có xu hướng giảm.
Rõ ràng, mục đích của “tấm đệm phòng rủi ro chu
kỳ” là để duy trì dòng chảy của tín dụng trong nền
kinh tế một cách hợp lý và cân đối chu kỳ kinh doanh
mà không gây tổn thương cho sự tăng trưởng và đây
thực sự là một trong những đột phá quan trọng nhất
của Basel III. Tuy nhiên, việc áp dụng Basel III tại
ĐẢMBẢO ANTOÀNVĨ MÔTRONGBASEL III
VÀVIỆC ÁP DỤNGTẠI VIỆT NAM
TS.NGUYỄN ĐỨC TRUNG
- Vụ Dự báo, thống kê – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện tượng tăng trưởng tín dụng “nóng”, trong đó có tăng trưởng tín dụng
bất động sản đã để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2013; đến giai
đoạn 2014-2015, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn thiếu bền vững, dòng chảy
tín dụng vào bất động sản tiếp tục gia tăng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro việc áp dụng quy định
đảm bảo an toàn vĩ mô trong Basel III tại Việt Nam là hết sức quan trọng đối với nền kinh
tế và hệ thống ngân hàng.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI