Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
5
minh chứng qua ví dụ sau:
Một Công ty A của Nhật Bản đầu tư sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam. Trong năm tính thuế, công
ty A này có thu nhập chịu thuế là 1 triệu USD, trong
đó có 300.000 USD là thu nhập chịu thuế phát sinh
từ Việt Nam. Với thuế suất thuế TNDN tại Việt Nam
là 22% và ở Nhật Bản là 35%. Giữa Việt Nam và
Nhật Bản đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Trường hợp 1:
Công ty A được hưởng một thuế
suất ưu đãi là 10%. Chúng ta sẽ xác định được tổng
số thuế mà công ty A phải nộp tại cả 2 nhà nước
Nhật Bản và Việt Nam khi không có ưu đãi thuế và
khi có ưu đãi thuế với thuế suất ưu đãi là 10% tại
Việt Nam. (Bảng 1).
Trường hợp 2:
Công ty A được hưởng miễn thuế
TNDN hoàn toàn tại Việt Nam. Khi đó: Thuế phải
nộp tại Việt Nam là 0, nên số thuế phải nộp tại Nhật
Bản sau khi đã khấu trừ số thuế đã nộp ở Việt Nam
là: (1.000 x 35%) - 0 = 350; Tổng số thuế mà công ty
A đã nộp tại 2 nhà nước là: 0 + 350 = 350; Thuế suất
thực tế mà công ty A phải chịu trên phạm vi toàn
cầu là: 350/1000 x 100% = 35%.
Từ ví dụ trên có thể thấy, phía Việt Nam để thu hút
vốn đầu tư của các công ty FDI đã đưa ra nhiều ưu
đãi thuế (thậm chí miễn thuế hoàn toàn) cho các DN
FDI. Tuy nhiên, do Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ dừng lại ở quy định
khấu trừ thông thường, nên cho dù có những ưu đãi
thuế (bao gồm cả giảm thuế, thậm chí miễn toàn bộ
thuế TNDN) từ phía Việt Nam thì thuế suất thực tế mà
công ty A phải nộp vẫn là 35% bằng thuế suất thực tế
khi chưa có ưu đãi thuế. Như vậy, với ưu đãi thuế của
Việt Nam đưa ra, Công ty A không được hưởng thật
sự mà ngân sách nhà nước Nhật Bản lại được hưởng
lợi, còn ngân sách nhà nước Việt Nam lại bị thất thu.
Giải pháp phát huy hiệu quả chính sách ưu đãi thuế
Để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI một
cách có hiệu quả và hạn chế “kẽ hở” mà DN FDI lợi
dụng chuyển giá để trốn thuế, trên cơ sở học tập
thành “kẽ hở” để DN lợi dụng, trốn thuế. Các thủ
đoạn DN lợi dụng sự ưu đãi của chính sách để trốn
thuế như: Thành lập DN mới để hưởng ưu đãi thuế,
hết thời hạn ưu đãi lại giải thể và thành lập DN
khác nhằm kéo dài thời hạn được miễn giảm thuế;
chuyển thu nhập từ dự án không hưởng ưu đãi sang
dự án hưởng ưu đãi; cố tình tạo ra các dự án đầu
tư mới mang tính ngắn hạn, kém hiệu quả để được
hưởng lợi từ ưu đãi hoàn thuế cho khoản lợi nhuận
được sử dụng để tái đầu tư...
Thứ ba,
chính sách ưu đãi thuế của nước nhận
đầu tư không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Một số
nghiên cứu, khảo sát ở trong nước cho thấy, trong
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, thì yếu
tố ưu đãi thuế của nước nhận đầu tư chưa phải là
yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì trong
nhiều trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài thực chất
không được hưởng lợi mà chỉ làm lợi cho chủ đầu
tư mà thôi. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sau
khi nộp thuế tại Việt Nam họ còn có nghĩa vụ nộp
thuế tại nước họ cư trú, nên trong nhiều trường hợp
việc miễn giảm thuế cho công ty con ở Việt Nam đã
không có tác dụng thiết thực đối với các nhà đầu tư,
kể cả khi giữa Việt Nam với các nước chủ đầu tư đã
ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Điều này được
0
M
18,5%
22%
HÌNH 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ SUẤT (T)
VÀ SỐ THU THUẾ BÌNH QUÂN (∆ )
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
BẢNG 1: SO SÁNH MỨC THUẾ CỦA CÔNG TY A TRONG ĐIỀU KIỆN ƯU ĐÃI THUẾ (1000 USD)
Không ưu đãi
Có ưu đãi
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam: 300 x 22% = 66
- Tính số thuế phải nộp tại Nhật Bản đối với phần thu nhập tại
Việt Nam: 300 x 35% = 105;
- Vì 66 < 105 nên toàn bộ số thuế đã nộp ở Việt Nam (66) sẽ được
khấu trừ tại Nhật Bản khi tính thuế TNDN;
- Tính số thuế phải nộp tại Nhật Bản sau khi đã khấu trừ số thuế
đã nộp ở Việt Nam: (1000 x 35%) - 66 = 284;
- Tổng số thuế mà công ty A đã nộp tại 2 nhà nước là: 66 + 284
= 350;
- Thuế suất thực tế mà công ty A phải nộp trên phạm vi toàn cầu
là: 350/1000 x 100% = 35%.
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam: 300 x 10% = 30
- Số thuế phải nộp tại Nhật Bản đối với phần thu nhập tại Việt
Nam là: 300 x 35% = 105;
- Vì 30 < 105, nên số thuế được khấu trừ tại Nhật Bản đối với số
thuế đã nộp ở Việt Nam là 30;
- Tính số thuế phải nộp tại Nhật Bản sau khi đã khấu trừ số thuế
đã nộp ở Việt Nam: (1000 x 35%) - 30= 320;
- Tổng số thuế mà công ty A đã nộp tại 2 nhà nước là: 320 + 30
= 350;
- Thuế suất thực tế mà công ty A phải nộp trên phạm vi toàn cầu:
350/1000 x 100% = 35%.
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...122
Powered by FlippingBook