TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
13
là về mạng lưới, cơ sở hạ tầng và con người của
Agribank; còn MPA thì khai thác triệt để mạng lưới
M7 cả trên cơ sở thành viên của M7 lẫn việc tận dụng
hệ thống M7 để phân phối sản phẩm.
Thứ hai,
sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đơn giản,
thuận lợi cho việc quản lý rủi ro và định phí thấp;
giúp các nhà cung cấp dịch vụ thuận lợi trong việc
quản lý rủi ro và giảm chi phí.
Thứ ba,
bất kể là công ty bảo hiểm hay quỹ tương
hỗ hoặc các nhà cung cấp khác đều phải đảm bảo
duy trì được mối quan hệ mật thiết giữa họ và các
đối tác.
Thứ tư,
để gia nhập thị trường bảo hiểm vi mô, các
nhà cung cấp dịch vụ cần cân nhắc tìm kiếmmô hình
phát triển phù hợp (liên kết với các ngân hàng nông
thôn, ngân hàng xã hội, các tổ chức xã hội) để tăng
khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm.
Thứ năm,
ban hành và hoàn thiện các quy định
pháp lý đối với hoạt động bảo hiểm vi mô. Đây là
điều kiện nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh,
bền vững cho bản thân các nhà cung cấp bảo hiểm vi
mô lẫn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Thứ sáu,
phát triển đa dạng sản phẩm như: Tai nạn
hộ sử dụng điện, sản phẩm hỗ trợ chi phí y tế...
Tài liệu tham khảo:
1. Craig Churchill & Michal Matul (2012), Bảo vệ người nghèo: Tổng hợp bảo
hiểm vi mô tập II (Protecting the poor: AMicroinsurance CompendiumVolume
II), Công ty Tái Bảo hiểmMunich Re và ILO, ILO, Đức;
2. Craig Churchill (2007), Bảo vệ người nghèo: Tổng hợp bảo hiểm vi mô
(Protecting the poor: A microinsurance compendium), Munich Re and ILO, ILO,
Germany;
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH
ngày 13/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố về số hộ
nghèo, hộ cận nghèo của Việt Nam năm 2012, bản phụ lục;
4. Jim Roth, Micheal J.McCord và Dominic Liber (2007), Toàn cảnh bảo hiểm vi
mô tại 100 nước nghèo nhất thế giới (The Landscape of Microinsurance in the
World’s 100 Poorest Countries), Trung tâm Bảo hiểm vi mô, LLC, trang 1.
Hỗ trợ viện phí chiếm
tỷ trọng cao nhất trong
tổng chi trả của MPA,
trong đó tỷ lệ hỗ trợ
theo các bệnh tiêu hóa,
hô hấp, xương khớp
cơ, tuần hoàn và phụ
khoa là cao nhất.
Trường hợp bảo
hiểm vi mô của MPA
cho thấy, rất nhiều
nhân tố tác động đến
sự suy giảm. Nguyên
nhân chủ yếu là do
những yếu tố sau:
Thứ nhất,
hiện Việt Nam chưa có khung pháp
lý bảo hiểm vi mô, MPA hoạt động dưới dạng Hội
tương hỗ xã hội, cơ chế đánh giá kiểm soát rủi ro, cơ
chế tài chính, vốn và quản lý dòng tiền hiện tại chưa
đảm bảo theo quy định của hoạt động bảo hiểm.
Thứ hai,
thị trường khách hàng tiềm năng là người
nghèo (không phải người có thu nhập thấp) - thành
viên của Mạng tài chính vi mô M7 chỉ giới hạn tại 7
huyện của một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Hơn
nữa, vấn đề MPA đang phải đương đầu (từ năm 2015
đến nay) là sự sụt giảm về số hội viên tham gia Hội,
do sự bất đồng về phương thức triển khai. Chính vì
vậy, việc phát triển và mở rộng MPA trong tương lai
là không hề đơn giản.
Những vấn đề đặt ra
Việt Nam là một trong các nước đang phát triển
tại khu vực châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế
từ năm 2009 đến 2015, đạt bình quân trên 5% mỗi
năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại
Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao. Theo nhìn nhận
của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô, đây
lại là yếu tố chủ đạo để phát triển dịch vụ bảo
hiểm vi mô và là cơ sở để họ đem các lợi ích cho xã
hội mà không gây ra mâu thuẫn về kinh tế. Nhìn
chung, dư địa để bảo hiểm vi mô ở Việt Nam phát
triển bền vững vẫn còn rất lớn, nếu nó có được một
mô hình phát triển phù hợp, sản phẩm được thiết
kế hợp lý và đặc biệt là hệ thống phân phối được
thiết lập bền chặt.
Từ thực tiễn phát triển của dịch vụ bảo hiểm vi
mô ở Việt Nam có thể thấy rằng, để phát triển bền
vững bảo hiểm vi mô tại Việt Nam cần sớm kiện toàn
một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
cần có một hệ thống kênh phân phối
hợp lý. Thực tế cho thấy, cả MPA và ABIC đều thuận
lợi trong việc tiếp cận khách hàng. Lợi thế của ABIC
HÌNH 2: SỐ LƯỢT VÀ SỐ TIỀN CHI TRẢ QUYỀN LỢI BẢO HIỂM CỦA MPA
(TÍNH ĐẾN THÁNG 2/2013)
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng, 2014.