Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 8

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
ươc lương co thê rut ra kêt luân yêu tô nao tac đông tơi
tổng số thu thuế TNDN trung bình theo năm. Trên cơ
sở đó tìm ra thuế suất tối ưu xấp xỉ mức 18,5%.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian
tới, Việt Nam nên giảm thuế suất xuống mức 18,5%,
bởi lẽ:
- Giảm thuế suất thuế TNDN xuống mức 18,5%
không chỉ làm giảm đi tổng số thuế TNDN mà
còn làm cho tổng số thu thuế tăng lên. Bởi, việc
giảm thuế sẽ làm giảm số thu thuế trong ngắn
hạn nhưng làm tăng tích lũy, tăng đầu tư, giảm
sự gian lận thuế, trốn thuế bằng nhiều hình thức
(xem Hình 1).
- Việt Nam là quốc gia cần vốn cho đầu tư phát
triển, việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ tạo ra môi
trường kinh doanh năng động, hiệu quả thu hút
thêm nguồn lực đầu tư nước ngoài.
- Giảm thuế là một biện pháp hạn chế động cơ
chuyển giá. Quan sát các nước có cùng mức phát
triển trong khu vực và trên thế giới thì với mức
thuế suất thấp (18,5%) sẽ làm giảm tối đa động cơ
“chuyển giá” nhằm trốn thuế của DN FDI.
Theo quan điểm của tác giả, việc giảm thuế
TNDN xuống mức 18,5% cần thực hiện theo lộ
trình: Từ năm 2016 giảm xuống mức 20% (như lộ
trình được quy định trong Luật Thuế TNDN hiện
hành); Từ năm 2018 trở đi sẽ giảm xuống còn 18,5%.
Tóm lại, biện pháp giải quyết xoá bỏ hầu hết các
ưu đãi thuế và đi liền với nó là thực hiện chính sách
khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng việc hạ thấp
thuế suất phổ thông sẽ làm cho Luật Thuế TNDN
đơn giản, dễ hiểu, thúc đẩy tích lũy của DN tạo môi
trường đầu tư hấp dẫn, hạn chế động cơ trốn thuế
của các DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2012): Báo cáo về chính sách thuế và ưu đãi đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam;
2. Cục Thuế Bình Dương (2012): Báo cáo Tình hình và kết quả công tác thanh
tra, kiểm tra chống chuyển giá đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2012;
3. Nguyễn Hữu Huy Nhựt và Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2014): Bằng chứng thực
nghiệm của vấn đề chuyển giá và cải cách thuế tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo
của Ban Kinh tế Trung ương, tháng 3/2014.
kinh nghiệm của các nước, chính sách thuế TNDN
cần được hoàn thiện theo hướng: Xoá bỏ hầu hết các
ưu đãi thuế và đi liền với nó là thực hiện chính sách
khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng việc hạ thấp
thuế suất phổ thông. Cụ thể:
Một là,
cần xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế đối
với hoạt động đầu tư theo lộ trình.Chỉ áp dụng các
ưu đãi thuế một cách chọn lọc. Điều này sẽ làm cho
Luật Thuế TNDN trở nên đơn giản, dễ hiểu, tiết
kiệm chi phí quản lý, thúc đẩy tích lỹ của DN. Đặc
biệt, do chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn
lọc sẽ có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu
tư theo hướng hiệu quả, tránh được tính tràn lan
trong chính sách ưu đãi thuế, nên hiện tượng lợi
dụng chính sách miễn, giảm thuế để chuyển giá trốn
thuế sẽ được hạn chế đáng kể.
Theo lộ trình đến năm 2018, chỉ áp dụng chính
sách ưu đãi thuế đối với: (i) Các dự án đầu tư thuộc
lĩnh vực công nghệ cao đồng thời là công nghệ mới;
(ii) Các dự án đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn
ở vùng sâu, vùng xa theo Danh mục do Chính phủ
quy định.
Hai là,
hạ thuế suất phổ thông xuống một mức
tối ưu. Việt Nam đã có những bước thay đổi, giảm
thuế suất thuế TNDN xuống còn 22% (từ năm
2014) và 20% (từ năm 2016) tương đương với mức
trung bình của các quốc gia châu Á hiện nay. Tuy
nhiên, nếu so với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ
- nơi có nhiều DN FDI đến đầu tư vào Việt Nam
(như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Ma-cao,
Thái Lan, Nga…) thì với mức thuế suất thuế TNDN
hiện hành của Việt Nam (22%) hay với mức 20%
(từ năm 2016) vẫn còn khá cao, đã tạo ra động lực
thúc đẩy các DN FDI chuyển lợi nhuận cho công
ty mẹ ở nước ngoài, thông qua cơ chế chuyển giá.
Thực tế này đặt ra là cần giảm thêm một mức thuế
suất thuế TNDN để tăng tính cạnh tranh quốc gia
trong thu hút đầu tư nước ngoài, giảm bớt “động
cơ” chuyển giá của các DN FDI. Vấn đề quan trọng
là chúng ta phải xác định được mức thuế suất tối
ưu cho Việt Nam.
Để xác định mức thuế suất tối ưu, tác giả đã sử
dụng Mô hình hồi quy tuyến tính vơi chuôi sô liêu cu
thê và ước lượng bằng phương pháp OLS. Tư kêt qua
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...122
Powered by FlippingBook