Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 10

8
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Căn cứ thực tế Việt Nam, tác giả khuyến nghị sử
dụng tỷ lệ tín dụng trên GDP đi kèm với hai chỉ tiêu
(1) Hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh
BĐS; (2) Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn. Theo đó, tỷ lệ tín dụng trên GDP được
sử dụng như chỉ tiêu cảnh báo vấn đề tăng trưởng tín
dụng nóng, trong khi hai chỉ tiêu còn lại có tác dụng
tương tự “chiếc phanh” mỗi khi xuất hiện hiện tượng
tăng trưởng nóng.
Luận cứ khoa học của việc áp dụng nhóm chỉ tiêu
tại Việt Nam
Thứ nhất,
sử dụng tỷ lệ tín dụng/GDP được sử
dụng như chỉ tiêu cảnh báo vấn đề tăng trưởng tín
dụng ”nóng”.
Về lý thuyết, tín dụng được coi là tăng trưởng
“nóng” khi tỷ lệ tín dụng trên GDP lớn hơn 100%.
Tình trạng này là kết quả của quá trình tăng trưởng
tín dụng quá mức ở một số ngành nghề có tính đầu
cơ cao như BĐS, chứng khoán… và đem đến sự bất
ổn cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế,
khi kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tín dụng trên
GDP ở mức cao hơn 100% là điều chấp nhận được.
Vấn đề là mức tăng trưởng tín dụng phải phù hợp
với các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế như tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, bội chi ngân sách
nhà nước (NSNN) cũng như thâm hụt (hoặc thặng
dư) cán cân thanh toán quốc tế. Theo đó, cơ sở của
việc xác định tăng trưởng tín dụng phù hợp với các
biến số kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ 4 cân đối vĩ mô lớn
của nền kinh tế cụ thể như sau:
Một là,
mối quan hệ giữa GDP và M2 qua phương
trình GDP = M2 x V (1). Trong đó: GDP là tổng sản
phẩm quốc nội theo giá hiện hành (GDP danh nghĩa);
M2 là tổng phương tiện thanh toán; V là vòng quay
tiền tệ.
Hai là,
mối quan hệ giữa tăng trưởng M2 và tăng
trưởng tín dụng trong nước qua phương trình: M2 =
nhiều quốc gia, phát kiến trên đã gặp nhiều trở ngại
trong thực tế triển khai. Trong đó, các quốc gia có nền
kinh tế dựa vào ngân hàng và thị trường tài chính
tương đối kém phát triển sẽ buộc phải lựa chọn giữa
an toàn của ngân hàng trong tương lai và suy giảm
tăng trưởng trong hiện tại. Theo đó, việc gia tăng yêu
cầu với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ngay lập tức tác
động đến tổng lượng tín dụng cho nền kinh tế và tiếp
đến sẽ ảnh hưởng trực tiếp theo hướng tiêu cực với
tăng trưởng kinh tế (Slovik, P. & Cournède, P., 2011).
Áp dụng đảm bảo an toàn vĩ mô tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện tượng tăng trưởng tín dụng
“nóng” trong đó tăng trưởng tín dụng bất động sản
(BĐS) đột biến đã từng xuất hiện và để lại nhiều hệ
lụy cho nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2013. Tuy
nhiên, giai đoạn 2014-2015, kinh tế Việt Nam đã bước
đầu phục hồi nhưng cũng đồng thời đi kèm với nhiều
dấu hiệu không bền vững. Hơn thế, cùng với đà phục
hồi của nền kinh tế, dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực
BĐS cũng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng.
Hình 2 cho thấy, khoảng cách giữa tốc độ tăng
trưởng của tổng tín dụng và tín dụng BĐS đang ngày
càng lớn trong giai đoạn 2014-2015 và cùng chiều với
sự phục hồi của nền kinh tế. Như vậy, tại Việt Nam,
tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng bên
cạnh việc góp phần chính yếu cho tăng trưởng kinh
tế thực nhưng đồng thời cũng cho thấy sự nhạy cảm
của tín dụng BĐS với chu kỳ kinh tế. Do đó, việc áp
dụng các khuyến nghị của Basel III về đảm bảo an
toàn vĩ mô là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc
áp dụng cần cân nhắc đến nhược điểm của quy định
“tấm đệm phòng rủi ro chu kỳ” trên cũng như lộ
trình, phương thức và liều lượng thực hiện.
Theo Woolner (2014), để tránh những tác động
tiêu cực trực tiếp đến khu vực kinh tế thực, khi áp
dụng “tấm đệm rủi ro chu kỳ” thông qua việc yêu cầu
tăng hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu), có thể
triển khai giám sát chỉ tiêu tín dụng trên GDP đồng bộ
với các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
L m phát (TP)
GDP (TT)
25
20
15
10
5
0
8,0
7,5
7,0
6,5
6,0
5,5
5,0
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
HÌNH 1: DIỄN BIẾN GDP, LẠM PHÁT (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tổng hợp của tác giả
T ng tín d ng
Tín d ng b t đ ng s n
2011
2012
2013
2014
2015
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
HÌNH 2: DIỄN BIẾN TĂNG TRƯỞNG TỔNG TÍN DỤNG
VÀ TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tổng hợp của tác giả
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...122
Powered by FlippingBook