TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
15
ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, từ đó, gợi mở
ra hướng nghiên cứu tiếp theo khi sử dụng phương
pháp định lượng đối với những công ty niêm yết trên
HOSE và HNX tính cho tới ngày 31/12/2016. Sau đó,
tác giả dùng công cụ chọn mẫu ngẫu nhiên trên trang
web
/ để chọn ra một cỡ mẫu
phục vụ cho nghiên cứu và chạy mô hình.
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố có thể
có tác động đến tính kịp thời của BCTC gồm: Quy
mô của DN; Loại công ty kiểm toán; Sự thay đổi
của lợi nhuận; Loại BCTC; Loại ý kiểm toán; Lĩnh
vực kinh doanh đến các DN niêm yết trên HNX
và HOSE giai đoạn 2012 - 2016. Tuy nhiên, bài viết
chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình bằng
phương pháp định tính mà chưa sử dụng phương
pháp định lượng để kiểm tra độ tin cậy của phương
pháp định tính.
Để nâng cao tính thuyết phục và tạo độ tin cậy
cho phương pháp định tính, tác giả đề xuất cần có
thêm các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nhằm
khẳng định độ tin cậy của phương pháp nghiên
cứu; đồng thời, cũng gợi mở ra hướng nghiên cứu
tiếp theo thông qua việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để tìm kiếm những nhân tố
nào tác động đến tính kịp thời của BCTC mang ý
nghĩa thống kê.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
2. Ahmed, K. (2003), A comparative study of timeliness of corporate financial
reporting in South-Asia. Advances in International Accounting, 16, 17-42;
3. Aktas, R. & Kargin, M. (2011), Timeliness of Reporting and the Quality
of Financial Information . International Research Journal of Finance and
Economics, 63, 71-77;
4. Ashton, R. H., Graul, P. R. & Newton, J. D. (1989), Audit Delay and Timeliness
of Corporate Reporting. Contemporary Accounting Research, 5(2), 657-673;
5. Carslaw, C. & Kaplan, S. (1991), An Examination of Audit Delay: Further
Evidence from New Zealand. Journal of Accounting and Business Research,
22(85), 21-32;
6. COSO. (1992), Internal Control-Integrated Framework. New York: AICPA;
7. Fama, Eugene F., & Jensen, Michael C. (1983), Separation of Ownership and
Control. Journal of Law and Economics, 26, 1-31;
8. IASB. (2010), The Conceptual Framework for Financial Reporting, was
approved September. Retrieved from
en/2012/framework.pdf;
9. Jensen, A & Meckling, C. (1976), Theory of the Firm: Managerial Behavior,
Agency Costsand Ownership Structure;
10. Owusu-Ansah, S. (2000), Timeliness of Corporate Financial Reporting in
Emerging Capital Markets: Empirical Evidence from the Zimbabwe Stock
Exchange (Undated).
Lumpur từ năm 1996 - 2000, những công ty nhận
được ý kiến kiểm toán không tốt thì công bố BCTC
lâu hơn những công ty khác. Sở dĩ như vậy là vì
ý kiến kiểm toán không tốt được xem như là một
thông tin xấu của DN, nên nó ảnh hưởng đến quá
trình công bố thông tin tài chính.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 700, căn cứ kết
quả kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong
các loại ý kiến về BCTC như sau: Ý kiến chấp
nhận toàn phần; Ý kiến chấp nhận từng phần; Ý
kiến từ chối; Ý kiến không chấp nhận. Hầu hết
các DN đều mong muốn, BCTC của DN mình sau
khi được kiểm toán đều là BCTC với ý kiến chấp
nhận toàn phần được xem là ý kiến kiểm toán
“tích cực” và sẽ nhận được nhiều lợi ý từ báo cáo
kiểm toán này, chẳng như như có thể kêu gọi vốn
đầu tư một cách dễ dàng, có thể mở rộng sản xuất
kinh bằng cách vay vốn ngân hàng thuận lợi hơn.
Còn các ý kiến còn lại sẽ được xem như là ý kiến
kiểm toán không “tích cực”. Từ đó, sẽ ảnh hưởng
đến hình ảnh, uy tín của công ty nên công ty sẽ
chậm công bố BCTC hơn.
Nhân tố “lĩnh vực kinh doanh của DN”:
Hoạt động kinh doanh của các công ty dịch vụ
tài chính và ngân hàng được quy định rất chặt chẽ.
Các công ty này được yêu cầu phải duy trì hồ sơ kế
toán và chuẩn bị BCTC trên cơ sở hàng ngày. Do
tính chất của công việc kinh doanh, các công ty dịch
vụ tài chính và ngân hàng buộc phải có hệ thống
KSNB. Do đó, dự kiến các công ty tài chính sẽ trải
qua thời gian kiểm toán ngắn hơn. Hơn nữa, thực
tế là có rất ít hoặc không có hàng tồn kho của các
công ty dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính nói
riêng, công tác kiểm toán trở nên tương đối dễ dàng
hơn và do đó dẫn đến ít thời gian thực hiện để hoàn
thành công việc kiểm toán.
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính để tổng hợp và phân tích các lý thuyết có liên
quan và các nghiên cứu đã thực hiện bởi các nhà
nghiên cứu trước đây nhằm tìm kiếm những nhân tố
BẢNG 1: TỔNG HỢP CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
STT
Nhân tố
Thang đo
1 Quy mô DN
Tỷ lệ
2 Loại công ty kiểm toán
Định danh
3 Sự thay đổi của lợi nhu n
Định danh
4 Loại báo cáo tài chính
Định danh
5 Loại ý kiến kiểm toán
Định danh
6 Lĩnh vực kinh doanh
Định danh
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả