Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 10

12
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu; Xây
dựng hệ thống dữ liệu của thị trường và nâng cấp
hệ thống công nghệ thông tin cho hoạt động phát
hành và giao dịch trái phiếu được thông suốt, rút
ngắn thời gian, tạo thanh khoản thị trường.
Như vậy có thể thấy, Chính phủ đã xác định
hướng đi và giải pháp phát triển cho thị trường
vốn đến năm 2020, tuy nhiên vấn đề đặt ra bây
giờ là cần phải xem xét, đánh giá lại lộ trình và
hiệu quả của các giải pháp nêu trên đến thời điểm
hiện nay, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh các giải
pháp sao cho phù hợp với tình hình mới, có như
vậy mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Một
trong những nguyên tắc cơ bản trong phát triển
thị trường vốn hiện nay là phải phát triển thị
trường vốn hài hòa trong cấu trúc của thị trường
tài chính. Bởi trên thực tế hiện nay, nhiều thách
thức đặt ra với các quốc gia với nhiều câu hỏi
chưa có câu trả lời. Chẳng hạn, kết cấu của hệ
thống tài chính hiện nay có phù hợp với mức độ
phát triển sâu rộng của thị trường tài chính chưa?
Mô hình thanh tra giám sát hiện tại có tương xứng
với mức độ phát triển của thị trường tài chính?
Vấn đề minh bạch hóa thông tin thị trường cũng
là vấn đề cần xem xét, cân nhắc, bởi vì minh bạch
hóa thông tin vừa có tác động tích cực đến thị
trường nhưng cũng có những tác động tiêu cực,
nhất là trong bối cảnh khủng hoảng lòng tin (cốt
lõi của vấn đề phục hồi).
Đối với Việt Nam, thị trường tài chính Việt Nam
cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức nêu
trên. Kết cấu hệ thống tài chính còn nhiều bất cập,
vốn trong nền kinh tế còn phụ thuộc quá nhiều
vào hệ thống ngân hàng, do sự phát triển mất cân
đối giữ thị trường vốn với thị trường tiền tệ; thị
trường vốn các cấu thành phát triển cũng mất cân
đối, vì vậy, phải thúc đẩy phát triển thị trường
vốn. Mặt khác, phát triển thị trường vốn chính là
này chính là: “Chủ động hội nhập thị trường tài
chính quốc tế, từng bước tiếp cận các chuẩn mực
chung và thông lệ quốc tế”, thông qua các hành
động cụ thể như:
(i) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ xây
dựng chính sách, quản lý thị trường và đào tạo
nhân lực cho thị trường chứng khoán; hợp tác và
chia sẻ thông tin nhằm giám sát, phát hiện và xử lý
vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới;
(ii) Xây dựng cơ chế chính sách và quy định
pháp lý nhằm triển khai thực hiện các cam kết
WTO và các cam kết về hội nhập thị trường vốn
khu vực ASEAN, ASEAN+, bảo đảm tính công
khai, minh bạch và bình đẳng đối với các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước;
(iii) Triển khai thực hiện các chương trình hợp
tác song phương với các cơ quan quản lý trong
khuôn khổ các Biên bản ghi nhớ đã ký kết; tham
gia Biên bản ghi nhớ đa phương đầy đủ trong
khuôn khổ IOSCO khi Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước đáp ứng đủ các chuẩn mực quy định.
Đối với thị trường trái phiếu, tại Quyết định số
261/QĐ-BTC ngày 1/2/2013 đã đưa ra lộ trình phát
triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến 2020, với
quan điểm là phát triển thị trường trái phiếu một
cách bến vững, thanh khoản cao và từng bước tiếp
cận các thông lệ và chuẩn mức quốc tế, để từ đó trở
thành một kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả
cho nền kinh tế với mục tiêu cụ thể là: Tổng dư nợ
thị trường trái phiếu đạt 38% GDP, trong đó thị
trường TPCP đạt 22% GDP, thị trường TPCP bảo
lãnh đạt 8%, thị trường trái phiếu chính quyền địa
phương đạt 1% GDP và thị trường TPDN đạt 7%
GDP. Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung chủ
yếu vào 2 nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện môi trường pháp lý: Tiếp
tục chỉnh sửa các quy định liên quan đến hoạt
động của thị trường TPDN cho phù hợp với tình
hình mới và triển khai dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
nhằm thúc đẩy thị trường TPDN phát triển; Đối
với TPCP, tiếp tục ban hành các sản phẩm mới,
để đa dạng hóa sản phẩm, thiết lập cơ chế hỗ trợ
thanh khoản để thành lập hệ thống nhà tạo lập thị
trường, hình thành khung pháp lý cho sự ra đời và
hoạt động của quỹ hưu trí, qua đó thúc đẩy nhu
cầu đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu;
Thứ hai,
nhóm các giải pháp thị trường: Đảm
bảo sự ổn định lãi suất thị trường trái phiếu và thị
trường tiền tệ trên cơ sở phối hợp với Ngân hàng
Nhà nước trong điều hành thị trường tiền tệ và thị
trường trái phiếu; Phát triển hệ thống nhà đầu tư
và phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên
HÌNH 3: TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
VÀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP (%GDP)
Nguồn: Asianbondonline.com
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...58
Powered by FlippingBook