Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 4

6
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
BIẾNĐỘNGCỦATHỊTRƯỜNGTÀICHÍNHTHẾGIỚI
VÀNHỮNGTÁCĐỘNGĐẾNTHỊTRƯỜNGTÀICHÍNHVIỆTNAM
TS. LÊ THỊ THÙY VÂN
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
Những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính toàn cầu như việc đồng USD tăngmạnh,
Trung Quốc giảmgiá đồng nhân dân tệ đã tác độngmạnh đến thị trường tài chính Việt Nam.
Bài viết điểmqua những biến động của thị trường tài chính thế giới trong 9 tháng đầu năm
2015, cùng với đó là những đổi thay trên thị trường tài chính Việt Nam.
Biến động của thị trường tài chính thế giới
Đồng USD tăng giá mạnh nhất trong vòng 12 năm
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số
giá USD (với mức đóng cửa 96,3 điểm vào ngày
24/9/2015) đã tăng 7% so với cuối năm 2014 và tăng
20% so với cuối năm 2013. Như vậy, chỉ số giá đồng
USD đã tăng cao kỷ lục trong vòng 23 năm (kể từ
năm 1993).
Sự tăng giá của USD so với các đồng tiền khác
chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân: (i) Kinh tế
Mỹ tăng trưởng tốt với nhiều triển vọng và sự khởi
sắc rõ rệt (3,7% trong quý II/2015 và dự kiến đạt
2,5% trong năm 2015; 3% trong năm 2016 (theo IMF,
7/2015) trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển
khác (Nhật Bản, EU) tăng tưởng chậm và còn nhiều
khó khăn; (ii) Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm từ
5,7% trong tháng 1 xuống còn 5,4% và 5,5% trong
tháng 4 và 5, sau đó, tiếp tục giảm còn 5,1% trong
tháng 8/2015; (iii) Các mức lãi suất thấp với những
gói kích cầu lớn vẫn là nét chủ đạo trong chính sách
tài chính - tiền tệ của cả các nền kinh tế lớn còn lại
(EU, Nhật Bản), càng khiến đồng nội tệ của họ mất
giá hơn so với USD.
Đối với các nước đang phát triển và mới nổi, việc
đồng USD tăng giá làm chi phí vay nợ bằng đồng
USD của các nước này tăng lên, đặc biệt trong bối
cảnh chính sách lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) trong nhiều năm đã làm gia tăng số
vốn vay bằng USD ở các thị trường mới nổi. Mặc
dù vậy, đối với những nước có quan hệ thương mại
nhiều với Mỹ, việc đồng USD tăng giá sẽ giúp hàng
hóa xuất khẩu của các nước này có lợi thế cạnh tranh
hơn khi xuất khẩu sang Mỹ.
Đồng nội tệ của một số nền kinh tế mới nổi giảm giá
thấp nhất trong vòng 17-20 năm
Cảnh báo về rủi ro khủng hoảng tiền tệ diễn ra
ở nhiều nền kinh tế mới nổi khi các đồng nội tệ của
các nước này sụt giảm mạnh trong năm 2015. Tính
chung trong 9 tháng đầu năm 2015, đồng Real của
Brazil đã giảm 24%, đồng Lira của Thỗ Nhĩ Kỳ giảm
21% và đồng Ringgit Malaysia đã giảm 18%. Một số
đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi khác (Indonesia,
Mexia, Nam Phi, Nga) cũng giảm từ 12 đến 16%.
Trong đó, một số đồng tiền ghi nhận mức thấp kỷ lục
trong vòng 17-20 năm (kể từ khủng hoảng tài chính
châu Á 1998) như: Indonesia (17 năm), Malaysia (17
năm), Nga (20 năm), Thổ Nhĩ Kỳ (17 năm).
Nguyên nhân giảm giá của các đồng tiền này là:
(i) Sự sụt giảm cầu tiêu dùng từ Trung Quốc; giá dầu
và giá hàng hóa thế giới giảm đặt áp lực lên tăng
trưởng kinh tế và đồng nội tệ của một số nước mới
nổi (Indonesia, Malaysia, Nam Phi, Nga, Nigeria);
(ii) Bất ổn chính trị cùng các yếu tố trên gây áp lực
giảm giá đồng nội tệ ở một số nước (Brazil, Thổ Nhĩ
Kỳ); (iii) Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT;
(iv) Không loại trừ khả năng FED có thế tăng lãi suất
vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 sẽ đẩy nhanh
sự dịch chuyển dòng vốn từ các nước mới nổi sang
các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, khiến đồng nội
tệ các nước này giảm giá nhanh hơn.
Trung Quốc giảm giá đồng NDT lần đầu tiên
trong 10 năm
Đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác
trong khi Trung Quốc áp dụng cơ chế neo tỷ giá
với đồng USD khiến cho đồng NDT cũng bị tăng
giá so với các đồng tiền khác, gây sức ép bất lợi cho
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...58
Powered by FlippingBook