Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 6

8
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD đã được thu
hẹp đáng kể. Theo tính toán từ số liệu của Reuters,
đồng VND đang đươc đinh gia cao khoảng 1,4% so
với đồng USD (ky gôc la thang 1/2012), thấp hơn
đáng kể so với mức chênh lệch 7,4% vào thời điểm
đầu năm 2015.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước phục hồi
tương trưởng khả quan, CPI tháng 9/2015 giảm
0,21% so với tháng trước...) việc điều chỉnh chính
sách tỷ giá sẽ không gây tác động lớn. Tuy nhiên, có
thể sẽ gây ra một số tác động tiêu cực: (i) hoạt động
của doanh nghiệp sản xuất sẽ bị ảnh hưởng do giá
nguyên vật liệu sản xuất đầu vào tăng giá; (ii) tăng
áp lực cho chính sách giảm mặt bằng lãi suất, do có
thể lãi suất huy động sẽ được điều chỉnh tăng để
duy trì tính hấp dẫn của tiền gửi VND so với USD.
Trong 3 tháng cuối năm 2015, thị trường ngoại
hối trong nước có thể chịu sức ép tăng tỷ giá VND/
USD bởi các lý do: (i) đồng USD có thể sẽ tiếp tục
tăng giá trước khả năng FED điều chỉnh lãi suất vào
cuối năm 2015; (ii) định hướng duy trì mặt bằng lãi
suất VND thấp để hỗ trợ tăng trưởng và tâm lý đầu
cơ USD; (iii) thâm hụt thương mại có xu hướng gia
tăng; (iv) thị trường vẫn còn nhiều đợt cao điểm về
nhu cầu ngoại tệ trong nửa cuối năm. Tuy nhiên,
thị trường ngoại hối cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ
của một số yếu tố như: vốn FDI giải ngân duy trì
xu hướng tăng tích cực, lạm phát được dự báo ở
mức thấp (2,5% trong năm 2015 và 4% năm 2016,
theo ADB tháng 9/2015), kiều hối dự báo có thể đạt
13 - 14 tỷ USD trong năm 2015, khiến cho mức độ
biến động trên thị trường có thể là không quá lớn.
Biến động trên thị trường chứng khoán
Sau khi tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm
nhờ sự hỗ trợ bởi các thông tin tích cực từ bối cảnh
kinh tế vĩ mô, chỉ số VN-Index đã chạm mức 638,69
điểm vào ngày 14/7, cao nhất trong gần một năm.
Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế biến động với sự sụt
giảm của TTCK Trung Quốc và một số TTCK trên
thế giới, kết hợp với những biện pháp điều chỉnh
tỷ giá VND/USD ở trong nước đã khiến TTCK Việt
Nam biến động mạnh.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ
số HNX- Index giảm 6% và đóng cửa ở mức 77,94
điểm vào ngày 29/9/2015. Chỉ số VN-Index đã suy
giảm mạnh với mức giảm 9% trong tháng 8 sau khi
tăng giá 13,8% trong 7 tháng đầu năm 2015. Mặc dù
vậy, do biến động giảm điểm chỉ xuất hiện trong
tháng 8/2015 trước những biến động của TTCK
Trung Quốc và việc Trung Quốc giảm giá NDT,
nên tính chung trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số
số công ty đang niêm yết nhằm tránh việc giá cổ
phiếu tiếp tục đi xuống.
Những tác động đến thị trường tài chính Việt Nam
Biến động trên thị trường ngoại hối
Trước những biến động của thị trường tài chính
thế giới, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng chịu
tác động mạnh với việc tỷ giá VND/USD tăng và
giá vàng giảm trong 9 tháng đầu năm 2015 (Tính
đến 27/9, mức giá bình quân mua vào trong tháng 9
là 33,92 triệu đồng/lượng (giảm 5,7% so với cùng kỳ
năm trước và 3,2% so với cuối năm 2014); trong khi
mức giá bình quân bán ra là 34,16 triệu đồng/lượng
(giảm lần lượt 5,7% và 3% so với cùng kỳ năm 2014
và cuối năm 2014).
Cụ thể, tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng
giá mạnh sau gần 4 năm ổn định: Trước bối cảnh
Trung Quốc giảm giá đồng NDT trong khi đồng
USD tăng giá trên thị trường quốc tế, áp lực điều
chỉnh tỷ giá VND/USD ngày càng tăng đã buộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phải tiếp
tục điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
thêm 1% trong tháng 8/2015 (sau khi đã 2 lần điều
chỉnh vào tháng 2 và tháng 5). Với các quyết định
điều chỉnh này, tổng mức điều chỉnh tỷ giá VND/
USD đã là 3% trong 9 tháng đầu năm 2015, vượt qua
mục tiêu điều chỉnh không quá 2% trong cả năm do
NHNN đề ra. Ngoài ra, NHNN đã điều chỉnh biên
độ dao động tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% trong ngày
12/8, là lần chỉnh biên độ dao động tỷ giá đầu điều
kể từ lần gần đây nhất là ngày 11/2/2011 hạ biên
độ dao động từ +/-3% lên +/-1%; đồng thời, tiếp tục
điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá từ +/-2% lên
+/-3% vào ngày 19/8. Việc điều chỉnh tỷ giá VND/
USD cũng nhằm phù hợp với xu hướng lên giá của
VND so với các ngoại tệ chủ chốt như EUR, JPY
do những đồng tiền này mất giá mạnh so với USD
và đồng thời, nhằm cải thiện thâm hụt thương mại
cũng như nguồn cung ngoại hối.
Nhìn chung, sau 3 lần điều chỉnh, tỷ giá bình
quân liên ngân hàng được giữ ở mức 21.890 VND/
USD với biên độ dao động là +/- 3% (từ ngày
19/08/2015), theo đó tỷ giá trần áp dụng trên thị
trường sẽ là 22.547 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.233
VND/USD. Tính đến ngày 27/9, tỷ giá trung bình
của NHTM là 22.483 USD/VND, tăng 6,1% so với
cùng kỳ năm trước và tăng 5,2% so với cuối năm
2014; trong khi đó tỷ giá tự do là 22.593 USD/VND
tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,0 %
so với cuối năm 2014. Với việc những biến động tỷ
giá như trên, khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...58
Powered by FlippingBook