Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2015
7
(lãi suất cho vay có kỳ hạn 1 năm giảm từ 5,6%/năm
xuống còn 4,6%/năm); New Zealand với 3 lần giảm
lãi suất chính sách (từ 3,5%/năm xuống 2,75%/năm;
Nga 2 lần giảm lãi suất chính sách (từ 12,5%/năm
xuống còn 11%/năm); Hungary với 2 lần giảm lãi
suất chính sách (từ 1,65%/năm xuống còn 1,35%/
năm). Tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh,
Nhật Bản, EU, NHTW vẫn tiếp tục giữ nguyên mức
lãi suất thấp đã được duy trì trong nhiều năm do
nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với một số khó
khăn và lạm phát chưa đạt mức mục tiêu.
Đối với nền kinh tế Mỹ, tăng trưởng kinh tế khả
quan nhất trong các nước phát triển, trong cuộc
họp gần nhất (17/9) của FED, cơ quan này đã quyết
định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản ở thấp kỷ lục
0,25%/năm. Nguyên nhân khiến FED tiếp tục duy
trì lãi suất thấp đó là: (i) thị trường quốc tế nhiều
biến động, (ii) các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng
(sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, kinh tế toàn
cầu tăng trưởng chậm); (iii) và lạm phát ở mức
thấp tại Mỹ.
“Bong bóng” trên thị trường chứng khoán Trung Quốc
Sau 5 năm duy trì diễn biến ổn định trong giai
đoạn 2009-2013, thị trường chứng khoán (TTCK)
Trung Quốc bắt đầu quá trình tăng điểm nhanh và
hình thành bong bóng từ tháng 6/2014 với các biểu
hiện: (i) Chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải
(SSEC) tăng 153% trong vòng nửa cuối năm 2014
đến nửa đầu năm 2015. Chỉ số chứng khoán tổng
hợp Thâm Quyến (SZSC) cũng tăng 180% trong
cùng giai đoạn; (ii) Khối lượng giao dịch trên thị
trường có dấu hiệu tăng dần kể từ đầu năm 2015,
đạt trung bình 43 tỷ cổ phiếu/phiên trên Sở giao
dịch chứng khoán (SGDCK) Thượng Hải, gấp gần 5
lần so với cùng kỳ năm 2014…
Tuy nhiên, kể từ sau ngày 12/6/2015, TTCK
Trung Quốc đã giảm điểm liên tục trên cả 2 Sở Giao
dịch với khoản thiệt hại về vốn hóa thị trường gần
4.000 tỷ USD với chỉ số SSEC giảm 39% (tính đến
ngày 28/9/2015) và chỉ số SZSC giảm 45% (tính đến
ngày 28/9/2015) so với mức đỉnh được thiết lập
ngày 12/6. Mặc dù các biện pháp hỗ trợ thị trường
của Chính phủ Trung Quốc đã giúp thị trường
phục hồi trong một số thời điểm ngắn (9/7-23/7),
tuy nhiên, sự phục hồi này thiếu bền vững khi cả
hai thị trường tiếp tục sụt giảm mạnh trở lại với tốc
độ lao dốc ngay sau những đợt phục hồi ngắn (với
những đợt biến động giảm từ 8-10%/ngày ở cả 2 Sở
Giao dịch. TTCK Trung Quốc giảm điểm mạnh đã
khiến cho hơn 1.400 công ty phải thông báo ngừng
giao dịch trên thị trường, chiếm khoảng 50% tổng
kinh tế Trung Quốc. Chính vì vậy, chỉ trong 3 ngày
(11-13/8/2015), Trung Quốc đã 3 lần điều chỉnh giảm
giá mạnh đồng NDT, với mức mất giá tổng cộng
4,6%, đưa tỷ giá NDT/USD lên mức cao nhất trong
4 năm trở lại đây (ngày 13/8/2015, tỷ giá NDT/USD
là 6,4010 NDT). Như vậy, sau 10 năm để đồng NDT
tăng giá so với USD, Trung Quốc đã quyết định thực
hiện điều chỉnh giảm giá đồng NDT.
Quyết định này của Trung Quốc có thể giúp tăng
khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hóa Trung
Quốc trên thị trường thế giới, thúc đẩy xuất khẩu và
cải thiện tình hình kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh
lạm phát thấp. Đồng thời, sự điều chỉnh này cũng
thể hiện những nỗ lực cải cách cơ chế tỷ giá NDT
theo hướng linh hoạt với thị trường: tỷ giá đóng cửa
NDT/USD của ngày giao dịch hôm trước, quan hệ
cung cầu NDT, biến động của NDT với các đồng
tiền khác có thể sẽ là các yếu tố dẫn dắt tỷ giá NDT.
Đây cũng là một động thái của Trung Quốc nhằm
đáp ứng các yêu cầu được tham gia vào rổ tiền tệ
SDR của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, việc
điều chỉnh giảm giá đồng NDT của Trung Quốc đã
khiến nhiều đồng tiền trên thế giới giảm (đồng Yên
Nhật, Won Hàn Quốc, Rupiah Indonesia, Ringgit
Malaysia, Đô la Úc và New Zealand…) cùng với sự
sụt giảm của giá dầu thế giới và thị trường chứng
khoán nhiều nước.
Giảm lãi suất, kích thích tiền tệ ở các nước
Trong 9 tháng đầu năm 2015, nhiều Ngân
hàng Trung ương (NHTW) các nước đã thực hiện
hạ lãi suất chính sách, nới lỏng tiền tệ nhằm kích
cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm
phát thấp (NHTW Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Na Uy,
NewZealand, Hungary). Trong đó, tiêu biểu một
số nước thực hiện hạ lãi suất chính sách nhiều lần
trong 9 tháng đầu năm 2015 như: Trung Quốc với 4
lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm giảm chi
phí vốn cho các doanh nghiệp, kích khích tiêu dùng
Đ ng real Brazil
Đ ng lira Th Nhĩ Kỳ
Đ ng ruble Nga
Đ ng peso Mexico
Đ ng rupiah Indonesia
Đ ng naira Nigeria
Đ ng baht Thái
Đ ng rand Nam Phi
-24%
-21
-18
-16
-14
-12
-12
-8
-8
-42%
-39
-27
-55
-23
-33
-36
-21
-13
-50%
-48
-26
-57
-24
-36
-44
-24
-12
2015
3 năm
5 năm
Đ ng ringgit Malaysia
HÌNH 1: MỨC ĐỘ GIẢM GIÁ CỦA MỘT SỐ ĐỒNG NỘI TỆ
TRÊN THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC MỚI NỔI
Nguồn: Tổng hợp từ FactSet
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...58
Powered by FlippingBook