Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2015
11
GDP…). Các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu
chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức nhưng chỉ tập
trung vào các nhà đầu tư là các NHTM; các nhà
đầu tư khác như công ty bảo hiểm, công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ và các nhà đầu tư ngoại
còn khá khiêm tốn; thị trường TPCP đóng vai trò
chỉ báo, công cụ tham chiếu về lãi suất cũng như
quyết định đầu tư, quản lý danh mục đầu tư của
các thành viên tham gia thị trường còn nhiều hạn
chế. Có thể nói, so với yêu cầu phát triển của nền
kinh tế thì quy mô thị trường vốn chưa đáp ứng
đủ. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế hiện nay
vẫn chủ yếu cung ứng từ hệ thống ngân hàng, điều
này gây áp lực lớn đối với sự phát triển an toàn của
hệ thống ngân hàng.
Hướng tới một thị trường vốn hiện đại
Thực tế trên cho thấy, sự phát triển của thị
trường vốn trong thời gian qua, nhanh về quy mô
nhưng thiếu tính bền vững và quy mô phát triển
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là thị trường
TPDN còn quá nhỏ bé so với nhu cấu phát triển
của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập mới, khi
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành sẽ
làm tăng tính cạnh tranh là tính liên kết đối với các
thị trường chứng khoán trong khu vực, điều đó đỏi
hỏi thị trường vốn Việt Nam phải có sự phát triển
mang tính đột phá trong giai đoạn tiếp theo (nếu
muốn xây dựng một thị trường vốn hiện đại và
phát triển đúng với nghĩa của nó).
Tại Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (ban
hành kèm theo Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg)
đã khẳng định, một trong những mục tiêu phát
triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020 là “từng bước nâng cao khả
năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường
tài chính quốc tế” với các giải pháp cụ thể sau:
(i) Thực hiện mở cửa từng bước thị trường vốn
cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình hội nhập
đã cam kết, đồng thời đảm bảo kiểm soát được
luồng vốn vào, vốn ra; mở rộng hoạt động hợp tác
quốc tế trên các mặt tư vấn chính sách, tư vấn pháp
luật và phát triển thị trường;
(ii) Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực cho thị trường vốn; tăng cường
phổ cập kiến thức về thị trường vốn, thị trường
chứng khoán cho công chúng, doanh nghiệp và các
tổ chức kinh tế.
Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020 cũng khẳng định, một trong ba mục
tiêu tổng quát của phát triển TTCK trong giai đoạn
này rất có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển thị
trường vốn. Bởi khi thị trường trái phiếu thứ cấp
phát triển, tính thanh khoản của trái phiếu sẽ ngày
càng tăng, từ đó sẽ hình thành được đường cong
lãi suất chuẩn cho thị trường vốn (cơ sở để định
giá TPDN). Trên thực tế, nếu chưa có thị trường
thứ cấp thì TPCP chỉ có tính thanh khoản đối với
các trái phiều còn kỳ hạn ngắn, để các ngân hàng
thương mại (NHTM) mua bán với Ngân hàng Nhà
nước trên thị trường mở; sự phát triển thị trường
thứ cấp đã cho phép tất cả các trái phiếu ở các kỳ
hành đều có tính thanh khoản (có khả năng chuyển
đổi thành tiền mặt). Nhờ đó, mà tính thanh khoản
của thị trường trái phiếu không ngừng được cải
thiện, khối lượng giao dịch bình quân 8 tháng đầu
năm 2015 là 4.102 tỷ đồng/phiên tăng 15% so với
cùng kỳ 1014.
Mặc dù thị trường vốn Việt Nam đã có bước
phát triển đáng ghi nhận so với khởi đầu, tuy
nhiên, so với các nước láng giềng trong khu vực
ASEAN thì vẫn còn nhỏ bé cả về quy mô giao dịch
lẫn cơ sở nhà đầu tư. Đối với thị trường chứng
khoán quy mô tổng tài sản của các nhà đầu tư có
tổ chức, bao gồm cả quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và
công ty bảo hiểm ở Malaysia so với GDP chiếm
từ 80-100%; trong khi đó, ở Việt Nam có mức độ
rất khiêm tốn chỉ từ 3-5%. Có thể nói, nền tảng cơ
sở các nhà đầu tư ở TTCK Việt Nam đến 90% là
nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này giải thích cho sự biến
động mạnh hơn ở TTCK Việt Nam so với TTCK ở
Thái Lan và Malaysia trong giai đoạn khủng hoảng
2007-2008. Chưa kể, sự phát triển của TTCK tỏ ra
kém bền vững, dễ bị tổn thương bởi các cú sốc bên
ngoài, sự biến động thất thường của chỉ số giá trị
vốn hóa thị trường là một minh chứng cho sự kém
bền vững này (xem hình 1).
Đối với thị trường trái phiếu, còn có khoảng
cách khá xa (Philippines khoảng 33% GDP, Thái
Lan khoảng 58,7% GDP, Hàn Quốc khoảng 48%
HÌNH 2: TỶ LỆ VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG TỪ NĂM 2003-2014
Nguồn: Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...58
Powered by FlippingBook