Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 10 - page 8

10
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Cung đường phát triển thị trường vốn
Thị trường vốn Việt Nam (thị trường chứng
khoán (TTCK) và thị trường trái phiếu) mặc dù
hình thành chưa lâu và chưa đồng đều trong các
cấu phần của thị trường song đã có những bước
phát triển đáng ghi nhận. Thị trường vốn Việt Nam
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 khi
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (sau này được đổi tên thành Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) có phiên giao dịch
đầu tiên với 2 mã cổ phiểu niêm yết. Đến nay, sau
15 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã phát triển
một cách ấn tượng. Tính đến cuối năm 2014, đã
có 673 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với
tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 425.000 tỷ
đồng, tăng 19% so với năm 2013, giá trị vốn hóa thị
trường đạt khoảng 1.128.000 tỷ đồng, bằng 31,5%
GDP; Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên khoảng
5.500 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013; Chỉ số
VN-Index cả năm tăng 24% so với năm 2013 là mức
tăng khá so với các thị trường trong khu vực; Chủ
thể tham gia thị trường đến cuối năm 2014 có 43
công ty quản lý quỹ (trong đó 21 văn phòng đại
diện công ty quản lý quỹ nước ngoài, 85 công ty
chứng khoán, 26 quỹ đầu tư). Có thể thấy, thông
qua tái cấu trúc, số lượng công ty chứng khoán đã
giảm đáng kể, từ 105 xuống còn 85; công ty quản lý
quỹ giảm từ 49 xuống còn 43, thay thế các quỹ đầu
tư hoạt động theo dạng quỹ đóng, quỹ thành viên
bằng các quỹ mở hoạt động linh hoạt hơn và có cơ
chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Theo đó, chất lượng
hoạt động cũng đã được nâng cao…
Thị trường trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính
phủ - TPCP (trái phiếu và tín phiếu kho bạc, TPCP
bảo lãnh, trái phiếu chính quyến địa phương)
và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Là một cấu
thành của thị trường vốn, trước những áp lực
của hội nhập, thị trường trái phiếu cũng đã được
hình thành và không ngừng phát triển. Đến tháng
9/2008 đã hình thành được thị trường trái phiếu
chuyên biệt với đầy đủ cả thị trường sơ cấp và thứ
cấp, thực hiện tập trung tại Sàn Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội. Quy mô của thị trường trái phiếu
tính đến tháng 8/2015 chiếm khoảng 22% GDP
năm 2014. Tuy nhiên, chỉ có thị trường TPCP phát
triển nhanh, quy mô chiếm 14% GDP năm 2014.
Sau giai đoạn suy giảm và tăng trưởng chậm năm
2008 và 2009, hoạt động đấu thầu TPCP có sự tăng
trưởng vượt bậc trong 3 năm 2010-2012 (giá trị
trái phiếu trúng thầu năm 2010 tăng 211% so với
năm 2009, năm 2011 tăng 186% so với năm 2010,
năm 2012 tăng 186% so với năm 2011). Tổng cộng
trong cả giai đoạn 2009-2014, kể từ khi hình thành
thị trường trái phiếu chuyên biệt được thành lập,
Kho bạc Nhà nước đã tổ chức thành công 1.107
phiên đấu thầu tập trung và phát hành thành công
khoảng 683.000 tỷ đồng. Đối với TPDN, mức độ
phát triển còn thấp, chỉ chiếm khoảng 14% tổng giá
trị thị trường trái phiếu, tương đương khoảng gần
3% GDP (xem hình 2).
Điều đáng nói, là chúng ta đã hình thành và
phát triển được thị trường trái phiếu thứ cấp, điều
PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNGVỐNTRONGBỐI CẢNH
HỘINHẬPMỚI
TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH
Bối cảnh mới đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
năm 2007 và sự lao dốc khủng khiếp của thị trường này khi khủng hoảng tài chính toàn
cầu xẩy ra năm 2008 là một minh chứng điển hình. Đây cũng là bài học cho sự phát triển
thị trường vốn trong bối cảnh hội nhập mới.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...58
Powered by FlippingBook