Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 10

12
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
nước ngoài đến tăng trưởng, trong khi không tìm
ra bằng chứng về quan hệ phi tuyến tính, trong
mẫu số liệu bao gồm 59 quốc gia đang phát triển
trong giai đoạn 1970-2002. Ngược lại, Schclarek
(2004) khảo sát mối quan hệ tổng nợ công và tăng
trưởng ở các quốc gia phát triển nhưng không tìm
ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Reinhart, Reinhart và Rogoff
(2012) về mối quan hệ thống kê giữa tổng nợ công
và tăng trưởng GDP thực trong dài hạn trong một
mẫu gồm 20 quốc gia phát triển trong hai thế kỷ
(1790-2009). Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ
giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn là yếu nếu nợ
công ở dưới ngưỡng 90% GDP, trong trường hợp
trên 90%, tốc độ tăng trưởng trung bình giảm 1%.
Kumar và Woo (2010) cũng đưa ra bằng chứng
tương tự về mối quan hệ giữ tỷ lệ nợ và tăng
trưởng GDP.
quan tâm của các nhà kinh tế là ảnh hưởng của vay
nợ nước ngoài. Ví dụ, Krugman (1988) nghiên cứu
về tình hình nợ nước ngoài của một quốc gia cao
hơn khả năng chi trả dẫn tới khủng hoảng nợ công.
Cohen’s (1993) và Clements et al. (2003) chỉ ra quan
hệ phi tuyến tính của nợ công nước ngoài đến tăng
trưởng. Khi ở mức thấp, gia tăng nợ công giúp
làm tăng đầu tư nội địa các tác dụng tích cực cho
tăng trưởng. Tuy nhiên, khi vượt ra khỏi ngưỡng
giới hạn, nợ công cao sẽ gây ra áp lực tiêu cực lên
ý muốn của nhà đầu tư, gây khó khăn trong huy
động vốn và nguy cơ khủng hoảng.
Mặc dù khá nhiều kênh truyền dẫn khác nhau
được chỉ ra trên giác độ lý thuyết để giải thích
cho tác động của nợ công đến tăng trưởng, những
bằng chứng thực nghiệm tương đối ít và tập trung
chủ yếu vào ảnh hưởng của nợ nước ngoài thay
vì nợ trong nước. Trong những nghiên cứu gần
đây, một số tìm ra bằng chứng về mối quan hệ
phi tuyến tính giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng.
Pattillo và cộng sự (2002) sử dụng dữ liệu mảng
bao gồm 93 quốc gia đang phát triển trong giai
đoạn 1969-1998 và tìm ra rằng ảnh hưởng của nợ
công nước ngoài trên tốc độ tăng trưởng GDP đầu
người sẽ trở nên tiêu cực nếu giá trị hiện tại dòng
của nợ trên 35-40% GDP.
Clements và cộng sự (2003) khảo sát mối quan
hệ phi tuyến tính tương tự trong một mẫu dữ liệu
bao gồm 55 quốc gia thu nhập thấp trong giai
đoạn 1970-1999 và tìm ra điểm ngưỡng là khoảng
20-25% GDP.
Bên cạnh đó, Schclarek (2004) tìm ra bằng chứng
về ảnh hưởng tiêu cực mang tính tuyến tính của nợ
BẢNG 2: TRẢ NỢ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2010-2014 (tỷ đồng)
2010
2011
2012
2013
2014a
2015b
Chi trả
nợ từ
ngân sách
Gốc
62.516 63.440
55.405
55.570
50.691
65.060
Lãi
25.400 29.786
39.884
48.130
68.059
83.410
Tổng
87.916 93.226
98,850 109,654 118.750 148.470
Tổng
trả nợ
trong kỳ
Gốc
62.602 78.450 110.548 125.818
Lãi
24.503 32.184
43.837
59.996
Tổng
87.105 110.634 154.386 185.814
Nghĩa vụ
trả nợ
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp so thu ngân sách
17,6% 15,6% 14,6% 15,2% 13,8% 16,1%
Tỷ lệ trả lãi so với tổng thu ngân sách
4,3% 4,1% 5,4% 6,5% 8,0% 9,2%
Tỷ lệ trả lãi so với tổng chi ngân sách
3,2% 4,2% 5,1% 5,2% 6,7% 7,7%
Ghi chú: a - Ước thực hiện NSNN lần 1 của Bộ Tài chính; b - Dự toán ngân sách 2015
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của CEIC và Báo cáo số 59/BC-BTC của Bộ Tài chính ngày 19/5/2015)
TỶ LỆ NỢ CÔNG/GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở ASEAN
VÀ TRUNG QUỐC (%)
Nguồn: Báo cáo 221/BC-CP của Chính phủ ngày 18/5/2015 và Tradingeconomics
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...70
Powered by FlippingBook