Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 4

6
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
QUẢN LÝ NỢ CÔNG: KẾT QUẢVÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
TRƯƠNG HÙNG LONG
- Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)
Bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực quản lý thu - chi ngân sách nhà nước, quản lý
thuế, hải quan... công tác quản lý nợ và tài chính đối ngoại đã có những đóng góp quan
trọng vào sự thành công chung của toàn ngành Tài chính trong những năm qua. Điểm qua
kết quả mà công tác quản lý nợ công đạt được sau 5 năm triển khai Luật Quản lý nợ công,
bài viết đề xuất những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới nhằm tiếp tục nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công.
Kết quả sau 5 năm triển khai Luật Quản lý nợ công
Khuôn khổ pháp lý và thể chế
từng bước được hoàn thiện
Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua
tại kỳ họp thứ 5, khoá XII, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2010 đánh dấu bước phát triển mới trong
khuôn khổ hệ thống pháp luật về quản lý nợ công
của Việt Nam. Ngay sau khi Luật Quản lý nợ công
được thông qua, Bộ Tài chính đã chủ động phối
hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu để ban
hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật. Đến nay, hệ thống văn
bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý nợ công cơ bản
đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, tạo ra
khung pháp luật khá hoàn chỉnh để nâng cao hiệu
quả quản lý công trên ba góc độ:
Thứ nhất,
quy định cụ thể các công cụ quản lý nợ
công, bao gồm: Chiến lược nợ dài hạn, chương trình
quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay trả nợ hàng năm
của Chính phủ, hạn mức vay thương mại nước ngoài
và bảo lãnh Chính phủ.
Thứ hai,
xác định rõ hơn chức năng, quyền hạn,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (từ Quốc hội,
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan
liên quan trong việc huy động, phân bổ sử dụng vốn
vay, trả nợ và giám sát an toàn về nợ công), kết hợp
quản lý nợ trong nước với nợ nước ngoài và tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan để nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về nợ công.
Thứ ba,
xác lập các nguyên tắc quản lý nợ công
nhằm đáp ứng yêu cầu về huy động, phân bổ sử
dụng vốn vay và trả nợ. Đồng thời, bổ sung các
nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý và kiểm
soát rủi ro đối với danh mục nợ công theo các chuẩn
mực quốc tế, góp phần tăng cường tính chủ động
trong công tác quản lý nợ với mục tiêu đảm bảo an
ninh tài chính quốc gia. Từng bước công khai, minh
bạch, tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát của toàn xã
hội đối với việc vay và trả nợ công và tăng cường hội
nhập kinh tế quốc tế.
Huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2010-2014, tổng huy động nợ
công của Việt Nam ở mức cao, trung bình đạt 14%
GDP, tăng bình quân 21,5%/năm, cơ bản đáp ứng
nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ cấu nguồn vốn, vay Chính phủ chiếm tỷ
trọng lớn nhất, đạt khoảng 1.662 nghìn tỷ đồng,
chiếm 76,1% so với tổng số (bình quân 330 nghìn tỷ
đồng/năm), phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế xã hội, các cân đối kinh tế vĩ mô và cân đối ngân
sách nhà nước (NSNN) đã được Quốc hội quyết
định; Vay được Chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 462
nghìn tỷ đồng, chiếm 21,2%; Vay của chính quyền
địa phương đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,8%
so với tổng huy động nợ công.
Nguồn vốn vay của Chính phủ được sử dụng tập
trung chủ yếu vào các chương trình, dự án phát triển
cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, y
tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, một phần vốn
vay nước ngoài của Chính phủ cũng được sử dụng
để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư phát
triển có khả năng hoàn vốn, góp phần giảm nghĩa
vụ trả nợ trực tiếp từ NSNN. Vay nước ngoài của
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...70
Powered by FlippingBook