Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
7
Bảo đảmthực hiện nghĩa vụ trả nợ theo camkết
Trong bối cảnh nhu cầu chi NSNN
thường lớn hơn nguồn thu, Bộ Tài chính
luôn chủ động xây dựng kế hoạch và bố
trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an
toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực
tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN
năm 2013 là 12,6%; năm 2014 là 13,8% và
năm 2015 khoảng 16,1% (theo quy định là
không quá 25%). Cơ cấu chi trả nợ Chính
phủ từ nguồn NSNN và Quỹ tích luỹ trả
nợ giai đoạn 2010-2014 cũng có sự thay đổi theo
hướng tích cực, chi từ NSNN giảm (từ 92% năm
2010 xuống 84% năm 2014) và bố trí chi từ Quỹ tích
luỹ trả nợ tăng dần (từ 8% năm 2010 lên 16% tổng
chi trả nợ của Chính phủ năm 2014) nhằm giảm áp
lực bố trí chi trả nợ từ NSNN.
Ngoài ra, việc thực hiện nghĩa vụ nợ được Chính
phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng
đã được các đơn vị chủ động bố trí nguồn vốn để
hoàn trả trực tiếp cho các chủ nợ cho vay trong và
ngoài nước theo cam kết.
Chủ động và đa dạng hóa nghiệp vụ quản lý nợ công
Trước yêu cầu của công tác quản lý nợ công trong
tiến trình hội nhập quốc tế, Bộ Tài chính đã chủ động
đa dạng hóa các nghiệp vụ quản lý nợ như: Phân
tích bền vững nợ; dự báo ngân sách, xây dựng kế
hoạch huy động nợ, đàm phán, ký kết hợp đồng/
hiệp định vay nợ, bảo lãnh, thanh toán, trả nợ, ghi
chép, hạch toán, xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin
về nợ công cho đến việc triển khai một số nghiệp vụ
quản lý nợ hiện đại được áp dụng trong nền kinh tế
thị trường (gồm xây dựng và thực hiện chiến lược
quản lý nợ, các định hướng, chính sách quản lý rủi
ro); phát triển quản lý danh mục nợ; kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chiến lược, chấp hành các chính
sách quản lý nợ công, từng bước tiệm cận dần với
thông lệ quốc tế.
Trước năm 2014, do sức ép về nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển lớn, Chính phủ phải phát hành
trái phiếu với kỳ hạn ngắn, lãi suất tương đối cao.
Bộ Tài chính đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp
nhằm từng bước cơ cấu lại nợ công theo hướng bền
vững, đảm bảo khả năng trả nợ, trên nguyên tắc
không tăng thêm dư nợ công và phù hợp với thông
lệ quốc tế. Đồng thời, chuyển mạnh từ phát hành
trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn 1-3 năm sang dài
hạn (5 năm, 10 năm, 15 năm); sử dụng các khoản
vay mới có kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn để
đảo nợ. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phê duyệt
Chính phủ để cho vay lại đã được ưu tiên cho một
số ngành, lĩnh vực chính như điện, dầu khí, hàng
không, đường cao tốc, cảng biển, cấp nước, chế biến
nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phát triển hạ
tầng đô thị trên cơ sở chiến lược phát triển của từng
ngành, lĩnh vực và cơ bản phù hợp với định hướng
cho vay của các nhà tài trợ.
Song song với nguồn vốn vay, bảo lãnh của Chính
phủ cũng đã góp phần tích cực trong việc gia tăng
nguồn vốn để thực hiện các chương trình, dự án đầu
tư phát triển. Trong giai đoạn 2010-2014, tổng số vốn
vay trong và ngoài nước được Chính phủ bảo lãnh
đã giải ngân chiếm khoảng 21% tổng số vốn vay nợ
công, đóng góp đáng kể trong việc triển khai các dự
án đầu tư cấp bách, trọng điểm của Nhà nước, đặc
biệt là trong giai đoạn vốn trong nước khan hiếm và
không thể bố trí cho vay các dự án có trị giá lớn của
một số tập đoàn, tổng công ty: hàng không, dầu khí,
điện, xi măng… Ngoài ra, bảo lãnh của Chính phủ
còn giúp các doanh nghiệp đạt được điều kiện vay
tốt hơn so với vay thương mại thông thường, qua đó
nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đối với các địa phương, vốn vay để đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã góp phần tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ kinh tế địa phương. Nhờ
đó, huy động thêm được nguồn vốn đầu tư phát
triển, góp phần xử lý kịp thời vốn đầu tư cho các dự
án, công trình đã có trong kế hoạch được duyệt, đảm
bảo đúng quy hoạch, có trọng tâm, trọng điểm; Tiến
độ thực hiện dự án đảm bảo đúng kế hoạch đề ra,
nhiều dự án, công trình xây dựng xong đưa vào khai
thác sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả rõ nét nhất là đã huy động mạnh các
nguồn vốn vay trong và ngoài nước bổ sung cho đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn vay nợ công
đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư
phát triển và cân đối NSNN, góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
BẢNG 1: HUY ĐỘNG NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 (tỷ đồng)
Năm Chính phủ Bảo lãnh
Chính phủ
Chính quyền
địa phương Tổng số Mức tăng
2010
208.957
72.378
8.816 290.151 20,1%
2011
235.089
76.572
5.714 317.375
9,4%
2012
293.809 105.345
18.229 417.383 31,5%
2013
403.874 110.894
11.213 525.981 26,0%
Ước 2014
520.003
96.916
16.290 633.209 20,4%
Tổng
1.661.732 462.105
60.262 2.184.099 21,5%
Nguồn: Bộ Tài chính
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...70
Powered by FlippingBook