Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
13
Từ những phân tích trên có thể rút ra sự khác
biệt về trên giác độ kênh truyền dẫn và quy mô
của tác động từ nợ công trong nước và nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Do thâm hụt ngân
sách ở Việt Nam chủ yếu được bù đắp bằng các
nguồn vay trong nước nên mặc dù tổng nợ công
ở mức khá cao nhưng tỷ lệ nợ nước ngoài ở mức
khá thấp.
Tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP hiện tại đã ở mức
tương đối tối ưu và việc gia tăng thêm tỷ lệ này
có thể gây tác động ngược đến tăng trưởng. Mặt
khác, tỷ lệ tổng nợ công/GDP của Việt Nam hiện
đang ở mức cao trong số các nước đang phát triển
trong khu vực, đi kèm với đó là nghĩa vụ trả lãi
đang ngày càng gia tăng. Điều này tác động xấu
đến nguồn lực ngân sách dành cho đầu tư phát
triển và quan trọng hơn nó làm suy giảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế, yêu cầu cấp thiết đặt
ra là phải tăng cường hiệu quả của những khoản
chi ngân sách, đồng thời giảm dần tỷ lệ nợ công/
GDP về tương đương hoặc thấp hơn mặt bằng của
cá nước trong khu vực. Để làm được điều này cần
phải tuyệt đối tuân thủ tỷ lệ bội chi ngân sách
hàng năm. Bên cạnh đó, cần giữ ổn định lạm phát,
phát triển thị trường vốn để giảm chi phí tài chính
cho các khoản vay trong nước.
Tài liệu tham khảo:
1.Aizenman, J., K. Kletzer & B. Pinto (2007), Economic growth with
constraints on tax revenues and public debt: implications for fiscal
policy and cross-country differences,NBER Working Paper 12750;
2. Adam, C. S., & Bevan, D. L. (2005). Fiscal deficits and growth in
developing countries. Journal of Public Economics, 89(4), 571-597;
3. ADB (2014), Key Indicators for Asia and the Pacific 2014 Country Tables.
4. Aschauer, D. A. (2000). “Do states optimize? Public capital and
economic growth.” The Annals of Regional Science, 34(3), pp
343-363;
5. Barro, R. J. (1974). Are government bonds net wealth?. The Journal of
Political Economy, 1095-1117;
6. Clements, B., R. Bhattacharya & T. Q. Nguyen (2003), External debt,
public investment, and growth in low-income countries, IMF Working
paper 03/249;
7. Pattillo, C., H. Poirson, & L. Ricci (2002), External Debt and Growth, IMF
Working Paper 02/69;
8. Reinhart, C. M., Reinhart, V. R., & Rogoff, K. S. (2012). Public debt
overhangs: advanced-economy episodes since 1800. The Journal of
Economic Perspectives, 26(3), 69-86;
9. The Economist. (2015). The global debt clock.
.
com/content/global_debt_clock.
Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam
Một đặc điểm cần chú ý về mối quan hệ giữa nợ
công và tăng trưởng ở Việt Nam là tuy tỷ lệ tổng
nợ trên GDP tương đối cao, nhưng phần lớn là nợ
trong nước (Bảng 1). Có thể thấy tỷ lệ nợ nước ngoài
trên GDP khá ổn định trong giai đoạn 2010-2015
trong khoảng từ 26,6% đến 28,7%. Mức này cao hơn
ngưỡng tối ưu 20-25% đưa ra bởi Clements và cộng
sự (2003) nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng 35-40% theo
tính toán của Pattillo và cộng sự (2002).
Nợ nước ngoài đang ở ngưỡng phù hợp với
mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc gia
tăng tỷ lệ nợ công nước ngoài có thể không mang
lại hiệu quả tích cực cho tăng trưởng.
Xét về tổng quy mô nợ công trên GDP, tỷ lệ của
Việt Nam cuối năm 2014 ở mức trên 60% . Phần lớn
các nước trong khu vực ASEAN duy trì quy mô
nợ công ở mức 40-50% GDP, cá biệt trường hợp
của Indonesia có tỷ lệ nợ công rất thấp xấp xỉ 25%
GDP. Mặc dù mức tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện
ở mức cao nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn
trong giới hạn cho phép.
Ảnh hưởng của nợ công đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam phần lớn xuất phát từ khối lượng lãi
phải trả của nợ công trong nước được huy động
với lãi suất cao. So với tổng chi, chi trả lãi chiếm
tỷ lệ ngày càng lớn, từ 3,2% năm 2010 tăng lên
6,7% năm 2014. Xét về số tuyệt đối thì chi trả lãi
năm 2014 tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Chi trả
nợ chỉ thấp hơn chi cho giáo dục đào tạo (chiếm
17,3%), lương hưu và an sinh xã hội (10,8%) và
quản lý hành chính (9,7%) và lấn át các khoản chi
thường xuyên khác. Ngân sách trả nợ lấn át các
khoản chi khác dẫn tới tỷ lệ nợ công cao.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trả nợ trực tiếp
từ ngân sách đạt trung bình 15% thu ngân sách
hàng năm. Sau khi giảm từ gần 18% vào năm 2010
xuống còn 13,8% vào năm 2014, tỷ lệ trả nợ được
dự toán tăng lên 16,1% trong năm 2015, do tăng chi
trả gốc lẫn lãi. Điều này đặt ra thách thức tới khả
năng cân đối nguồn thu để trả nợ của Chính phủ.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trả nợ trực tiếp
từ ngân sách đạt trung bình 15% thu ngân
sách hàng năm. Sau khi giảm từ gần 18% vào
năm 2010 xuống còn 13,8% vào năm 2014, tỷ
lệ trả nợ được dự toán tăng lên 16,1% trong
năm 2015, do tăng chi trả gốc lẫn lãi.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...70
Powered by FlippingBook