Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
9
tỷ trọng vốn vay dài hạn (các khoản vay mới cho
đầu tư phát triển, kể cả vay cho mục tiêu cơ cấu lại
khoản nợ, danh mục nợ chủ yếu phải có kỳ hạn từ 5
năm trở lên) để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn;
Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý
rủi ro đối với danh mục nợ công; Tăng tính thanh
khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu
chính phủ.
Bốn là,
quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh
của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp
bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu
ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm
soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được
Chính phủ bảo lãnh; đối với cho vay lại theo hướng
tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và
thu đủ nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho
vay lại.
Năm là,
tăng cường trách nhiệm, phối hợp giữa
các cơ quan chủ quản (bộ, ngành và địa phương)
trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
sử dụng vốn vay. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối
hợp và có hệ thống giữa các bộ, ngành trong công tác
quản lý nợ nhằm tăng cường trao đổi thông tin cũng
như việc phối hợp trong triển khai thực hiện.
Sáu là,
thiết lập cơ chế thông tin, báo cáo hiệu quả
từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ tới các bộ,
ngành, địa phương trong việc xây dựng chủ trương
huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay theo đúng
Hiến pháp năm 2013. Tăng cường minh bạch, công
khai thông tin về nợ công theo hướng mở rộng phạm
vi, rút ngắn thời gian thu thập số liệu, báo cáo và
công bố thông tin nợ công.
Bảy là,
tiếp tục nghiên cứu đề xuất mô hình đổi
mới tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng
bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục điều
chỉnh và sắp xếp lại một cách hợp lý cơ cấu tổ chức
quản lý nợ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao,
đảm bảo sự phân công đúng người, đúng việc, tránh
chồng chéo, trùng lặp.
có Luật Quản lý nợ công. Việc công khai về nợ công
đã từng bước đi vào nề nếp, tạo được kênh thông
tin quan trọng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá,
nghiên cứu về vấn đề nợ công.
Tiếp tục tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả
sử dụng nợ công
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020,
trong đó xác định rõ: “Huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực; quản lý chặt chẽ việc vay và trả
nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia
và nợ công trong giới hạn an toàn”. Cụ thể hóa chủ
trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó, quy
định chỉ tiêu giới hạn an toàn về nợ là: “Nợ công đến
năm 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính
phủ không quá 50% GDP, dư nợ quốc gia không quá
50% GDP”.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn
vốn vay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 xác định rõ mục tiêu
tăng cường quản lý và các giải pháp cụ thể sau:
Một là,
quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản
vay mới. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển,
xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan
trọng, thiết yếu theo quy hoạch. Rà soát, thẩm định,
đánh giá tác động lên nợ công của các chương trình,
dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, vốn vay được
Chính phủ bảo lãnh và vốn vay của chính quyền địa
phương ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư
bằng nguồn vốn vay.
Hai là,
tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng
vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công
trình và theo đúng quy định của pháp luật. Chủ
động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu
cực, tham nhũng, lãng phí.
Ba là,
tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng
BẢNG 2: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ CÔNG 2010-2014 (tỷ đồng)
STT
Loại nợ
2010
2011
2012
2013
Ước 2014
A Nợ công
1.115.040
1.391.120
1.647.124
1.954.261
2.346.972
1.
Nợ chính phủ
882.750
1.092.761
1.279.484
1.528.131
1.868.004
2.
Bảo lãnh Chính phủ
225.514
287.475
343.100
396.114
446.864
3.
Nợ địa phương
6.776
10.884
24.540
30.016
32.104
B Nợ công/GDP
51,7%
50,0%
50,8%
54,5%
59,6%
1.
Nợ chính phủ
40,9%
39,3%
39,4%
42,6%
47,4%
2.
Bảo lãnh chính phủ
10,5%
10,3%
10,6%
11,1%
11,4%
3.
Nợ địa phương
0,3%
0,4%
0,8%
0,8%
0,8%
Nguồn: Bộ Tài chính
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...70
Powered by FlippingBook