Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 6

8
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Chủ động thực hiện tái cơ cấu nợ đối với danh
mục nợ, hoán đổi trái phiếu, đa dạng hoá các
công cụ quản lý nợ trong nước thông qua việc
tiếp tục phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng
tính thanh khoản trên thị trường; điều hành thị
trường vốn, lãi suất trái phiếu theo hướng linh
hoạt, theo sát diễn biến thực tế, đáp ứng yêu cầu
phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu
Chính phủ, nhằm cơ cấu lại thị trường, nâng cao
tính thanh khoản của trái phiếu, hướng đến tạo ra
đường cong lãi suất chuẩn trái phiếu Chính phủ
và từng bước phối hợp với điều hành chính sách
tiền tệ quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
và kiềm chế lạm phát.
Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
tài chính quốc tế như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) thực hiện phân tích bền vững nợ công
của Việt Nam. Kết quả công tác giám sát, phân tích,
đánh giá bền vững nợ công thời gian qua cho thấy
các chỉ tiêu về nợ của Việt Nam hiện tại vẫn nằm
trong giới hạn an toàn, phù hợp với khuyến nghị của
các tổ chức tài chính quốc tế.
Chỉ tiêu về nợ công nằm trong giới hạn quy định
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành, địa
phương và các doanh nghiệp theo các tiêu chí phân
loại nợ quy định trong Luật Quản lý nợ công, tổng
hợp tình hình nợ công giai đoạn 2010-2014 được
phản ánh trong bảng 2.
Nhìn chung, chỉ tiêu nợ công so với GDP phù
hợp với mục tiêu Chiến lược nợ công và nợ nước
ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 luôn đảm bảo trong giới hạn được
Quốc hội cho phép. Nợ công cuối năm 2014 ở mức
59,6% GDP và dự kiến năm 2015 khoảng 62,3% GDP.
Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nợ công
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về nợ công
trong thời gian qua đã được chú trọng, từng bước
nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước
đối với nợ công theo quy định của pháp luật. Các cơ
quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chiến lược dài hạn, chương trình
trung hạn, chấp hành các chính sách pháp luật của
Nhà nước về quản lý nợ công, bao gồm cả việc xây
dựng các hạn mức về nợ công và tổ chức hoạt động
theo dõi, giám sát việc tuân thủ các hạn mức đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc kiểm toán nợ công đã được Kiểm toán Nhà
nước quan tâm thực hiện kiểm toán nhiều cấp/ở các
mức độ khác nhau, đặc biệt được tăng cường từ khi
đề án tái cơ cấu nợ gốc trái phiếu quốc tế, trên cơ
sở đó đã tổ chức phát hành thành công 1 tỷ USD
trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm với lãi suất 4,8%/
năm để cơ cấu lại các khoản trái phiếu quốc tế cũ
có lãi suất cao hơn (6,875%/năm), qua đó tiết kiệm
được chi phí, giãn áp lực bố trí nguồn trả nợ cho
các năm 2015, 2016; tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận thị trường vốn quốc tế thuận lợi
và chi phí thấp hơn, nhờ vậy bước đầu giảm thiểu
được các rủi ro tái cấp vốn, góp phần đảm bảo an
ninh tài chính quốc gia.
Đối với nghiệp vụ bảo lãnh Chính phủ, Bộ
Tài chính đã chủ động tham mưu cho Chính phủ
chuyển hướng bảo lãnh tập trung cho các dự án
quan trọng quốc gia trong quy hoạch, hạn chế cấp
bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đang có khó
khăn tài chính, đang thực hiện tái cơ cấu dự án
được Chính phủ bảo lãnh. Với việc thực hiện các
giải pháp này nhằm góp phần thực hiện tốt chỉ
đạo của Quốc hội, Chính phủ về công tác bảo lãnh
Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo
lãnh, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp
bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm
trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo
lãnh, qua đó giảm dư nợ công.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng cường trách
nhiệm của các đơn vị sử dụng vốn vay, Bộ Tài chính
cũng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ định
hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp
phát và thu đủ nợ vay về cho vay lại. Cơ chế cho vay
lại giúp nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của
người sử dụng vốn, giảm nhiều chi phí giao dịch
trong công tác quản lý, chủ động tính toán quy mô
dự án, mức vốn vay phù hợp với năng lực trả nợ,
hạn chế điều chỉnh tăng quy mô như các dự án áp
dụng cơ chế ngân sách trung ương cấp phát. Ngoài
ra, việc cho vay lại cho chính quyền địa phương giúp
các cơ quan quản lý của địa phương chủ động giám
sát dự án, quyết định nội dung sử dụng vốn vay thật
sự hiệu quả, tránh lãng phí.
Tăng cường giám sát, quản lý rủi ro về nợ công
Hoạt động giám sát an toàn về nợ công cũng như
quản lý rủi ro đối với danh mục nợ ngày càng được
chú trọng, hoàn thiện cả về thể chế và tổ chức thực
hiện ở tất cả các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài
chính và các cơ quan có liên quan, trong đó tập trung
vào tăng cường nhận thức, nâng cao vai trò công tác
quản lý nợ công, từ ban hành văn bản quy phạm
pháp luật cho đến tổ chức thực hiện, góp phần tăng
cường hiệu quả công tác quản lý nợ công trong thời
gian qua.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...70
Powered by FlippingBook