Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 8

10
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Góc nhìn lý thuyết
Vấn đề mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng chiếm vị trí quan trọng trong những tranh
luận về kinh tế, đặc biệt sau sự kiện khủng hoảng
nợ công nổ ra tại Hy Lạp giai đoạn sau đại khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Tuy nhiên, các
mối quan tâm mang tính truyền thống tập trung
chủ yếu ở khía cạnh nợ nước ngoài trong khi nợ
trong nước nhận được ít sự quan tâm từ các nhà
kinh tế và cơ quan hoạch định chính sách. Đến tận
cuối thập niên 1990 các quốc gia đang phát triển
không quan tâm có những biện pháp hiệu quả xử
lý những rủi ro của nợ công trong nước.
Trong điều kiện Việt Nam, phần lớn nợ chính
phủ có nguồn gốc trong nước nhưng những phân
tích, nhận định chưa để cập nhiều về sự phân biệt
rõ ràng về ảnh hưởng của nợ công nước ngoài và
nợ có nguồn gốc trong nước. Bài viết tập trung vào
phân tích những ảnh hưởng của nợ trong nước.
Trên thực tế, sự tồn tại của nợ công trong nước
là vấn đề vĩ mô quan trọng cần được nhìn nhận
thấu đáo ít nhất dưới ba góc độ.
Thứ nhất,
nợ công
trong nước đóng vai trò là công cụ chủ yếu để tài
trợ thâm hụt tài khóa ở Việt Nam.
Thứ hai,
trái
phiếu chính phủ (TPCP) hình thành từ nợ công là
ra sản phẩm giao dịch trên thị trường mở, do đó
quy mô nợ công đủ lớn là tiền để tạo ra khả năng
điều tiết cung tiền hiệu quả của cơ quan hoạch
định chính sách tiền tệ.
Thứ ba,
TPCP là sản phẩm
cơ bản để phát triển thị trường vốn nội địa và
hình thành đường công lãi suất.
Những vấn đề trên đều tác động ít nhiều,
trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam. Tuy nhiên, trong giới hạn bài nghiên
cứu này, nhóm tác giả tập trung vào làm rõ và
phân tách các kênh truyền dẫn trực tiếp của nợ
công trong nước cũng như nước ngoài đến tăng
trưởng trong nước. Trong đó, ảnh hưởng nợ công
trong nước xuất phát chủ yếu từ khối lượng lãi
suất phát sinh thay vì quy mô nợ. Khối lượng
lãi phải trả lớn có thể làm cạn kiệt nguồn thu,
suy giảm nguồn lực công cho đầu tư phát triển.
Vấn đề này càng quan trọng trong một thị trường
tài chính chưa phát triển mạnh mẽ và bền vững,
khối lượng nợ công trong nước gia tăng thường
đi kèm với sự tăng lên nhanh chóng của chi phí
vốn vay.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục
tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế tại
hầu hết các quốc gia. Tăng trưởng phụ thuộc
vào các yếu tố đầu vào sản xuất, tiến bộ công
nghệ và các yếu tố về thể chế chính trị - xã hội.
Vì lý do đó, nợ công có thể có những tác động
tiêu cực cũng như tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Ảnh hưởng của nợ công trong nước đến
tăng trưởng có thể được phân tích dưới hai giác
độ khác nhau: quan điểm truyển thống và giả
thuyết tương đương Ricardo.
Theo lý thuyết Keneysian truyền thống, tăng
nợ công để thay cho việc tăng thuế có những ảnh
hưởng đến nền kinh tế. Tác động trực tiếp nhất
của việc tăng thuế là tạo động lực để tăng tiêu
dùng nhờ đó có thể có những tác động ngắn hạn
và trung hạn đến nền kinh tế. Trong ngắn hạn,
NỢ CÔNGVÀ TĂNGTRƯỞNG KINHTẾ ỞVIỆT NAM
TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, TS. PHẠM VĂN ĐẠI
- Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Ở Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển trên thế giới, nợ công là một trong
những vấn đề phổ biến để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách. Tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện
nếu nguồn lực này được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng
nguồn vốn vay không đúng mục đích, nợ công có thể gây ra những bất ổn vĩ mô, tạo ra
những ràng buộc với tăng trưởng kinh tế.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...70
Powered by FlippingBook