Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
11
Trong các nghiên cứu lý thuyết về mối quan
hệ giữa nợ công và tăng trưởng có thể kể đến
Diamond (1965), Saint-Paul (1992), Aschauer
(2000), Adam và Bevan (2005), Aizenman và
cộng sự (2007)… Nghiên cứu của Diamond (1965)
xem xét mối tương tác giữa ảnh hưởng của thuế
đến vốn sản xuất và phân tách giữa ảnh hưởng
từ nợ công trong nước và nợ công nước ngoài.
Diamond kết luận rằng, do cần một lượng thuế
để trả lãi suất, cả hai phương thức nợ công đều
làm giảm tổng mức tiêu dùng trong cả đời của
người nộp thuế, cũng như tiết kiệm của họ và
tổng vốn sản xuất. Ngoài ra, Diamond cho rằng
nợ công trong nước có thể gây ra sự sụt giảm
mạnh hơn đến vốn sản xuất do các nhà đầu tư
chuyển sang mua trái phiếu chính phủ thay vì
đầu tư vào vốn sản xuất.
Adam và Bevan (2005) tìm ra mối tương tác
giữa thâm hụt ngân sách và nợ công tác động đến
tăng trưởng kinh tế trong một mô hình lý thuyết
tích hợp ràng buộc về ngân sách và nợ công. Nợ
công cao được sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thâm hụt
ngân sách và chi tiêu chính phủ chỉ tạo ra hiệu
quả tăng trưởng khi mức nợ công trong nước ở
mức đủ thấp. Saint-Paul (1992) và Aizenman và
cộng sự (2007) cũng tìm ra quan hệ tiêu cực giữa
nợ công và tăng trưởng trong những mô hình
tăng trưởng nội sinh.
Mô hình tăng trưởng của Aschauer (2000) chỉ
ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế. Thông qua việc hình thành
vốn sản xuất khu vực công, nợ công có thể có tác
động tích cực đến một ngưỡng nhất định và khi
vượt khỏi ngưỡng này tác động của nợ công có
thể trở thành tiêu cực.
Nhánh nghiên cứu chủ yếu và nhận được nhiều
tăng tiêu dùng làm tăng cầu về hàng hóa và dịch
vụ, nhờ đó làm tăng sản lượng và tạo việc làm. Do
tỷ lệ tiêu dùng cận biên cao hơn tỷ lệ tiết kiệm cận
biên trong điều kiện bình thường của nền kinh tế,
sự gia tăng của tiết kiệm tư nhân không bù đắp
đủ cho sự suy giảm về tiết kiệm của Chính phủ và
làm suy giảm tổng tiết kiệm toàn xã hội. Điều đó
cuối cùng sẽ dấn tới sự gia tăng của mặt bằng lãi
suất thực và tạo ra dòng vốn nước ngoài chảy vào.
Trong trung hạn, lãi suất thực cao sẽ làm suy
giảm động lực đầu tư, gây hiệu ứng lấn át đến
đầu tư tư nhân. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp hơn
đồng thời sẽ làm giảm khối lượng vốn sản xuất
và cuối cùng sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng. Dòng
vốn nước ngoài chảy vào cũng sẽ gia tăng khối
lượng nợ nước ngoài.
Theo giả thuyết tương đương Ricardo, nợ
Chính phủ được coi như tương đương với thuế
trong tương lai. Giả thuyết này được đưa ra bởi
nhà kinh tế - chính trị học cổ điến Ricardo và
sau đó được phát triển bởi Barro (1974). Với giả
định rằng người tiêu dùng hành động hợp lý với
kỳ vọng trong tương lai, giá trị hiện tại ròng của
khoản thuế tăng trong tương lai sẽ tương đương
với mức thâm hụt ngân sách hiện tại. Vì vậy, với
thị trường tài chính hoàn hảo, người tiêu dùng sẽ
thay đổi cơ cấu tiêu dùng, vay nợ hay tiết kiệm
để đảm bảo rằng việc chuyển đổi giữa việc tăng
thuế và tài trợ thâm hụt bằng nợ công là tương
đương nhau đến tiêu dùng cá nhân. Do đó, việc
tăng nợ công nội địa sẽ không ảnh hưởng đến
tổng cầu của nền kinh tế do người tiêu dùng sẽ
tăng tiết kiệm hiện tại để bù đắp cho khoản thâm
hụt trong tương lai. Tiết kiệm chính phủ giảm
nhưng sẽ được bù đắp bằng sự tăng lên của tiết
kiệm tư nhân.
BANG 1. NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014 (tỷ đồng)
2010
2011
2012
2013
2014 (Ước tính)
2015(Dự báo)
Tổng nợ công
1.115.342
1.381.136
1.622.584
1.912.082
2.374.527
2.837.560
Trong nước
495.484
598.029
744.521
960.346
1.294.117
1.645.785
(% GDP)
(23,0%)
(21,5%)
(22,9%)
(26,8%)
(32,9%)
(38,2%)
Nước ngoài
619.858
783.107
878.063
951.735
1.080.410
1.191.775
(% GDP)
(28,7%)
(28,2%)
(27,1%)
(26,6%)
(27,4%)
(27,7%)
Tỷ lệ nợ công
so GDP
51,7%
49,7%
50,0%
53,3%
60,3%
65,9%
The Economist
54,0%
53,5%
50,2%
48,9%
47,6%
46,3%
Nguồn: Báo cáo 221/BC-CP của Chính phủ ngày 18/5/2015, ADB (2015), The Economist (2015) và tính toán của tác giả
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...70
Powered by FlippingBook