Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 3-2016 - page 8

10
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Th c trạng tài chính cho khoa học và công nghệ
Mở r ng nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ
Đầu tư cho khoa học và công nghệ (KHCN) từ
các thành phần kinh tế đã sẵn sàng đến mức Luật
KHCN 2013 mở hoàn toàn cho các đối tượng khác
nhau tham gia vào hoạt động KHCN, đồng thời
pháp luật cũng cụ thể hóa việc tài trợ cho hoạt động
KHCN. Kết qu là, đa dạng hóa các nguồn đầu tư
cho KHCN đã trở thành gi i pháp có tầm chiến
lược lâu dài nhằm phát triển nền KHCN nước ta
đúng với năng lực.
Nhìn lại tiến trình mở rộng nguồn vốn đầu tư
cho hoạt động KHCN thông qua các hành động
của Chính phủ ph i kể đến Nghị định số 119/1999/
NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ
chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp (DN)
đầu tư vào hoạt động KHCN; Nghị định số 122/2003/
NĐ-CP ngày 22/10/2003 về thành lập Quỹ Phát triển
KHCN quốc gia, nhằm thu hút các nguồn lực tài
chính khác nhau đầu tư cho KHCN…
Nổi bật nhất là Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày
17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối
với hoạt động KHCN. Trong đó, nổi lên 2 nội dung
mới: (i) Khoán chi là giao quyền tự chủ tài chính cho
tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN trong việc
sử dụng kinh phí đã được cơ quan có thẩmquyền phê
duyệt, gắn với trách nhiệm về các kết qu của nhiệm
vụ được giao đúng mục tiêu, yêu cầu; (ii) S n phẩm
cuối cùng là s n phẩm của nhiệm vụ KHCN được
cơ quan có thẩm quyền qu n lý nhiệm vụ KHCN
phê duyệt và được quy định trong hợp đồng thực
hiện nhiệm vụ KHCN. C hai nội dung mới này tạo
thành thuật ngữ trong phương thức “khoán chi đến
s n phẩm cuối cùng” quy định tại Điều 6, chương
II, Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC
ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm
vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN).
Đến nay, phần lớn kinh phí cho các hoạt động
KHCN vẫn do Nhà nước cấp (0,5% GDP), tương
đương 2% nguồn chi từ NSNN. Nguồn vốn tài trợ
cho hoạt động KHCN từ khu vực DN trong nước
mới chỉ chiếm 0,3% GDP, do các nguyên nhân sau:
Một là,
các DN Việt Nam hiện chưa triển khai
đầu tư mạnh cho KHCN liên quan đến trình độ
phát triển của nền kinh tế và quy mô của DN.
Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số ít các DN lớn (chẳng
hạn như Viettel) thực hiện việc đầu tư cho phát triển
KHCN. Đối với các DN nhỏ, nếu có nhu cầu đổi mới
công nghệ, thì gi i pháp của họ là tìm mua trên thị
trường. Tuy nhiên, ngay c khi b n thân các DN nhận
thức được tầm quan trọng của công nghệ đối với quá
trình s n xuất kinh doanh và có nhu cầu đổi mới công
nghệ, thì việc quyết định có mua công nghệ mới trên
thị trường hay không còn phụ thuộc vào việc họ có
đủ nhân lực và đội ngũ chuyên gia để tiếp nhận các
công nghệ mới này hay không.
Hai là,
trên thực tế, mặc dù có một số DN có nhu
cầu mua công nghệ mới trên thị trường nhưng kh
năng đáp ứng của các DN KHCN còn hạn chế: (i)
Trình độ KHCN nói chung của Việt Nam thấp, không
cạnh tranh được về giá, về chất lượng với công nghệ
của nước ngoài; (ii) Đầu tư cho phát triển KHCN có
rủi ro cao...
THÊMNHIỀUGIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
CHO PHÁT TRIỂNKHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ
TS. BÙI TIẾN DŨNG
- Bộ Khoa học và Công nghệ
Có thể nói, hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho khoa học và công nghệ
tại các đơn vị hiện nay chưa được chú trọng đúng mức. Bài viết phân tích một số vấn đề về
thực tiễn cơ chế quản lý tài chính hiện hành dành cho hoạt động khoa học và công nghệ,
trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ cần
đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...70
Powered by FlippingBook