TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 20

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
21
Một số hàm ý đối với Việt Nam
Tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và
khó lường. Các nền kinh tế lớn đã, đang và sẽ tiếp
tục có những điều chỉnh chính sách. Trung Quốc
là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là đối tác
kinh tế quan trọng, có quan hệ mật thiết lại có đặc
thù về địa lý với Việt Nam nên những điều chỉnh
chính sách nói chung, chính sách tài khóa nói riêng
của Trung Quốc tác động nhất định đối với Việt
Nam. Trong bối cảnh đó, nhằm tranh thủ tối đa các
cơ hội và hóa giải những thách thức, Việt Nam cần:
Thứ nhất,
giữ vững ổn định chính trị, giải quyết
tốt các vấn đề xã hội. Ổn định chính trị là điều kiện
tiên quyết đảm bảo môi trường thuận lợi cho phát
triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế và trong quan hệ với các đối tác
cũng như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề xã hội
nhằm loại bỏ các nguy cơ gây mất ổn định xã hội.
Thứ hai,
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới
mô hình tăng trưởng; tăng cường khả năng tự chủ
của nền kinh tế. Tăng cường khả năng tự chủ của
nền kinh tế không có nghĩa là phát triển nền kinh tế
theo hướng tự cung, tự cấp mà là xây dựng nền tảng,
tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho
nền kinh tế ít bị tổn thương trước các cú sốc của kinh
tế - tài chính thế giới, có khả năng ứng phó với những
biến động quốc tế. Theo đó, vừa đổi mới mô hình
tăng trưởng theo hướng cơ cấu kinh tế hợp lý đồng
thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện cần
thiết để tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế.
Thứ ba,
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường, hệ thống pháp luật theo hướng tạo môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển
bền vững. Theo đó, cần nhận thức đầy đủ, tôn trọng
và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của
kinh tế thị trường; bảo đảm tính đồng bộ giữa các
bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường;
bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển
đồng bộ các loại thị trường; gắn kết tăng trưởng kinh
tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,
từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Thứ tư,
tiếp tục thực hiện có hiệu quả tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế; ủng hộ xu hướng toàn cầu
hóa, đa phương hóa, tự do hóa thương mại; tăng
cường phối hợp, hợp tác với các nền kinh tế để xử
lý các vấn đề kinh tế toàn cầu thông qua các diễn
đàn, cơ chế hợp tác đa phương. Trong thời gian tới,
hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế nổi
trội trong quan hệ quốc tế; phong trào chống toàn
cầu hóa, chống tự do hóa thương mại có thể phát
triển trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì xu thế tự
do hóa thương mại theo luật pháp quốc tế và phân
bổ lợi ích công bằng hơn sẽ là chủ đạo. Do đó, Việt
Nam cần thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, chủ
động tham gia xây dựng và thực thi các quy tắc,
pháp luật quốc tế, xây dựng lòng tin và thể hiện là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế, qua đó xây dựng vị thế trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm,
huy động mọi nguồn lực trong nước
và quốc tế cho đầu tư phát triển. Việt Nam cần tiếp
tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, phí và lệ
phí phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã
hội và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi
trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy
phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của
hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến
khích xuất khẩu, khuyến khích thu hút đầu tư, góp
phần tăng thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, đa
dạng hóa các kênh huy động vốn cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội thông qua thúc đẩy sự phát
triển của thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ
sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa
trên thị trường. Nâng cao hiệu quả huy động nguồn
lực tài chính từ bên ngoài: Rà soát, sử dụng tốt các
kênh huy động vốn, bao gồm cả đầu tư gián tiếp
của nước ngoài, nguồn kiều hối; đa dạng hóa các
công cụ đầu tư tài chính để huy động có hiệu quả
các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ sáu,
tăng cường năng lực phân tích, dự báo
các vấn đề kinh tế - tài chính thế giới có thể phát
sinh. Trong bối cảnh chính trị, kinh tế, tài chính, xã
hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường
thì việc tăng cường năng lực phân tích, dự báo các
vấn đề kinh tế - tài chính thế giới sẽ đảm bảo Việt
Nam chủ động hơn trong việc ứng phó với các biến
động, giảm thiểu các tác động bất lợi cũng như chủ
động xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu thông qua
các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương.
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tấn xã Việt Nam, “Chính sách của các nước lớn và khu vực trong
năm 2018”;
2. Tân Hoa xã (tháng 2/2018), “Economic Watch: Policies released on China’s
rural vitalization”;
3. Tân Hoa xã (tháng 12/2017), “Economic Watch: China’s 2018 fiscal,
monetary policies aim for high-quality development”;
4. China’s preliminary 2016 fiscal deficit $413 billion, exceeding target - www.
reuters.com [23/01/2017];
5. Các website: //
, news.sina.com.
cn [6/2012],
.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...123
Powered by FlippingBook