k1 t5 - page 110

112
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
hiện nay ở Thanh Hóa cho một số công trình, dự án
lớn vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách từ
Trung ương. Kết quả thu hút các nguồn vốn khác bổ
sung cho nguồn NSNN của tỉnh còn thấp. Nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa
chưa nhiều. Vốn đầu tư ngoài NSNN còn thấp do
các DN của Thanh Hóa chủ yếu là vừa và nhỏ, năng
lực cạnh tranh thấp.
Thứ ba,
tài nguyên thiên nhiên, địa lý, địa hình
không còn có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng
kinh tế. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, diện tích
rừng giảm đi, tốc độ mất rừng nhiều hơn tốc độ
trồng rừng mới, những ngành nghề phát triển dựa
vào lợi thế về biển mất dần sức cạnh tranh trên thị
trường. Việc thiếu đồng bộ trong phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đang làm mất dần lợi thế này ở
Thanh Hóa.
Thứ tư,
việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
là lực cản đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở Thanh Hóa do tỷ trọng lao động qua đào tạo
còn quá thấp so với nhu cầu phát triển kinh tế theo
chiều sâu. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn khiến năng
suất lao động chung toàn xã hội chưa cao. Một số
ngành nghề mang lại lợi nhuận cao như công nghệ,
kiểm toán, tư vấn tâm lý chưa phát triển ở Thanh
Hóa. Việc ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm,
năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Thanh
Hóa chưa tạo ra nhiều sản phẩm dựa vào những lợi
thế về tự nhiên, khí hậu.
Thứ năm,
kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng
bộ giữa các vùng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển:
Thanh Hóa có diện tích lớn, song chủ yếu là vùng
đồi núi về phía Tây, khoảng cách giữa các vùng xa,
từ thành phố đến một số vùng biên giới khoảng
cách lên đến 300km. Việc giao thương buôn bán,
hoặc các nhu cầu về vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng cao.
Thứ sáu,
xuất phát điểm của kinh tế thấp: Thanh
Hóa là tỉnh lớn với dân số trên 3,5 triệu người, quy
mô kinh tế của Thanh Hóa còn nhỏ và vẫn cần trợ
cấp từ ngân sách Trung ương tới 50%. Nông nghiệp
chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế, năng suất lao
động còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người của
tỉnh mới bằng 75% mức bình quân của cả nước.
Yêu cầu đặt ra trong phát triển
kinh tế ở Thanh Hóa thời gian tới
Trong bối cảnh cả nước thực hiện tái cơ cấu
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải
cách thủ tục hành chính, với điều kiện NSNN
ngày càng hạn hẹp, nợ công cao; cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra nhiều yêu cầu
mới trong phát triển kinh tế bền vững ở Thanh
Hóa. Cụ thể như: Phát triển kinh tế phải dựa trên
những lợi thế so sánh, tạo ra những ngành, sản
phẩm có giá trị gia tăng cao, tính cạnh tranh cao
hơn; Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; Phát
triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng và an
sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc
biệt là môi trường biển.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thanh Hóa đặt mục
tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm trở lên;
GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.600 USD
(năm 2017 đạt 1.750 USD); Tổng huy động vốn đầu
tư phát triển 5 năm đạt 615 nghìn tỷ đồng... Mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của
cả nước, tạo nền tảng đến năm 2030 cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu trên, đẩy mạnh thực hiện
tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, Thanh Hóa xác định các giải pháp lớn cần
tập trung thực hiện như sau:
Thứ nhất,
quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính minh bạch, nhanh gọn, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai,
tiếp tục nâng cao chất lượng công tác
quy hoạch, tính toán đến yếu tố tác động của biến
đổi khí hậu trong quy hoạch chung và quy hoạch
phát triển của từng ngành kinh tế.
Thứ ba,
tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước cho phát triển kết cấu hạ tầng,
đặc biệt là giao thông và thủy lợi, tập trung thu hút
vốn từ nguồn ngoài ngân sách và vốn FDI.
Thứ tư,
nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu,
nhất là hàng nông sản, thủy sản, may mặc, dày da,
tiểu thủ công nghiệp bằng việc tăng cường ứng
dụng khoa học công nghệ.
Thứ năm,
bổ sung, xây dựng cơ chế phù hợp,
ưu đãi để kêu gọi kiều bào ở nước ngoài, nhà đầu
tư trong nước có điều kiện thuận lợi về đầu tư xây
dựng phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa.
Thứ sáu,
tăng cường đầu tư giáo dục, đào tạo, hỗ
trợ thay đổi sinh kế cho người dân ven biển trước
các tác động của biến đổi khí hậu.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Phát triển bền vững của Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh (2015);
2. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015;
3. Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa;
4. Niên giám Thống kê 2015;
5. Thanh Hóa cần ưu tiên phát triển các ngành kinh tế trọng điểm và các vùng
kinh tế động lực, Báo ĐBND (20/2/2017).
1...,100,101,102,103,104,105,106,107,108,109 110
Powered by FlippingBook