k1 t5 - page 108

110
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chuỗi giá trị đã được phê duyệt. Trong việc lập kế
hoạch phát triển KT-XH của các xã phải hướng tới
hỗ trợ cho các chuỗi sản phẩm có tiềm năng thị
trường và các nhóm hưởng lợi;
- Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong
đó đặc biệt chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu
tư nhằm nâng cao khả năng sản xuất của các chuỗi
chính và quan trọng hơn hết là phải có cơ chế
khuyến khích các DN tham gia vào chuỗi giá trị của
nông sản và đầu tư vào nông nghiệp.
- Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các DN đầu tàu
của các chuỗi để cải thiện năng lực kinh doanh cho
các DN này và kết nối với các nhóm CIG;
- Phát triển các dịch vụ tài chính, kỹ thuật, và
kinh doanh để hỗ trợ tốt nhất cho các tác nhân
trong chuỗi. Nâng cao kỹ năng hỗ trợ về chuỗi và
thị trường cho cán bộ cơ sở nhất là cán bộ phụ trách
thực hiện các dự án;
- Tiếp tục khuyến khích hỗ trợ thành lập và củng
cố các CIG. Liên kết chặt chẽ và phân công trách
nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan hỗ trợ các CIG như
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã
và UBND xã.
Thứ tư,
đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác
khuyến nông, khuyến lâm: Để khắc phục tình trạng
nhiều mô hình sản xuất thực hiện thành công nhưng
lại không nhân rộng được do thiếu cán bộ khuyến
nông hỗ trợ, nhiều cán bộ khuyến nông, khuyến lâm
là cán bộ không chuyên trách nên tinh thần trách
nhiệm chưa cao, còn thiếu kiến thức về kinh tế thị
trường… thời gian tới, Cao Bằng cần đổi mới và nâng
cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm:
- Bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện công tác
khuyến nông, khuyến lâm tại địa bàn các xã nghèo
trong tỉnh. Tại các xã có thể cử thành viên sản xuất
giỏi trong các tổ, nhóm, hợp tác xã phụ trách khuyến
nông xóm.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho
các cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm ở
địa bàn xã với các nội dung về kỹ thuật gieo trồng,
chăm sóc cây trồng, vật nuôi…
- Bố trí nguồn kinh phí để mời các chuyên gia,
các nhà khoa học, các DN hoạt động trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp về tận thôn, bản nói chuyện,
hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho người dân.
- Thường xuyên cập nhật để giới thiệu cho người
dân các chương trình khuyến nông, khuyến lâm
được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trên mạng internet để người dân có thể xem, nghe
và tự tìm hiểu.
Thứ năm,
tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh và tăng cường các hoạt động xúc tiến
thương mại: Để khuyến khích đầu tư tư nhân, tỉnh
Cao Bằng cần đảm bảo môi trường đầu tư đầy đủ,
đặc biệt là với các vấn đề đăng ký kinh doanh, đăng
ký đầu tư, tiếp cận đất, chứng nhận sản phẩm và
tiếp cận tài chính.
Với hoạt động xúc tiến thương mại: Các cấp
chính quyền Tỉnh cần đẩy mạnh công tác xây dựng
và đăng ký thương hiệu cho các đặc sản địa phương
và thành lập hiệp hội nghề nghiệp để phát triển các
chuỗi giá trị đã lựa chọn. Các cơ quan chức năng cần
chủ động lập kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc
tiến thương mại tạo căn cứ để huy động các nguồn
lực tài chính từ các khu vực kinh tế tư nhân cho các
hoạt động xúc tiến bên cạnh việc sử dụng có hiệu
quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Thứ sáu,
tăng cường thực hiện phân cấp quản lý
thực hiện dự án đầu tư các công trình hạ tầng cơ
sở cho cấp xã và ưu tiên mô hình “tự thực hiện”:
Để cấp xã làm chủ đầu tư tốt đối với các công trình
hạ tầng cơ sở trong quá trình thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia ở Cao Bằng thời gian tới cần:
- Nâng cao năng lực cho các cán bộ cấp xã
thông qua các lớp tập huấn, thăm quan, hỗ trợ
kịp thời từ cấp huyện và Tỉnh, đặc biệt trong năng
lực quản lý dự án, lựa chọn các đơn vị thi công có
kinh nghiệm và đủ năng lực, và hoàn thiện thủ tục
thanh quyết toán.
- Ưu tiên cho cộng đồng thực hiện các công trình
hạ tầng quy mô nhỏ như đường liên thôn, đường
vào khu sản xuất, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạ và hỗ
trợ lồng ghép nguồn lực của các chương trình trên
cùng một địa bàn. Hình thức ‘tự thực hiện” sẽ là
giải pháp giúp tiết kiệm kinh phí đầu tư, tạo thêm
việc làm và tăng cường trách nhiệm tham gia của
cộng đồng.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo cuối kỳ Dự án DBRP Cao Bằng năm 2014;
2. Báo Tin tức. Truy cập 14h ngày 29/12/2016 tại địa chỉ http://
baotintuc.vn/dan-toc/cao-bang- quyet-tam- giam-ngheo-ben-
vung-20160606223848515.htm ;
3. Bùi Thị Quế (2016). Hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người dân
tại các xã nghèo ở tỉnh Cao Bằng thông qua nguồn vốn vay IFAD - Thực trạng
và bài học kinh nghiệm. Luận văn thạc sỹ kinh tế.
Với kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận
nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020,
Cao Bằng là Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 3 cả
nước với tỷ lệ là 42,53% (Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, 2016).
1...,98,99,100,101,102,103,104,105,106,107 109,110
Powered by FlippingBook