k1 t5 - page 106

108
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cứu cơ cấu sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh,
lập kế hoạch kinh doanh và thiết lập liên kết với các
nhóm nông dân cùng sở thích (GIC)…
- Về công tác khuyến nông:
Đã có sự đổi mới, đặc
biệt là về cách tiếp cận. Phương pháp khuyến nông
chuẩn đã được Tỉnh phê duyệt và áp dụng cho toàn
tỉnh. Đến nay, Tỉnh đã hoàn chỉnh và ban hành 07
bộ tài liệu cho các lớp học tại hiện trường; mở 1.441
lớp tập huấn tại hiện trường cho 32.878 nông dân
về phương pháp khuyến nông chuẩn. Đồng thời,
thành lập 64 điểm dịch vụ hoạt động thú y, 42 điểm
dịch vụ hoạt động bảo vệ thực vật, giúp người dân
phòng trị bệnh vật nuôi kịp thời, giảm thiểu rủi ro
(Báo điện tử Cao Bằng, 2015).
- Về tín dụng nông thôn:
Ngân hàng Chính sách Xã
hội Tỉnh với 199 điểm giao dịch tại 199 xã, phường,
thị trấn đã thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu
đãi, giải ngân trên 2100 tỷ đồng, giúp các đối tượng
chính sách khác được vay vốn đầu tư phát triển
kinh tế.
Các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Tỉnh cũng đã phối hợp với các quỹ
tín dụng cấp vốn tín dụng cho DN, hộ kinh doanh ở
nông thôn với số tiền lên đến trên 90 tỷ đồng; Thành
lập “Quỹ Chung sức giảm nghèo” để cung cấp vốn
tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ do nữ làm chủ
hộ, những hộ có thu nhập thấp, những đối tượng có
điều kiện khó khăn hoặc không tiếp cận được nguồn
vốn vay thương mại khác thông qua các nhóm bảo
lãnh và tổ hợp tác.
- Hỗ trợ kết nối người nông dân và các DN sản xuất
kinh doanh:
Nhằm hỗ trợ kết nối người nông dân và
các DN sản xuất kinh doanh, các cơ quan nhà nước
và dự án phát triển kinh doanh với người nghèo
nông thôn (DBRP) hỗ trợ thành lập và phát triển các
CIG tại các xã nghèo thông qua việc ban hành bộ
công cụ gồm Sổ tay thiết lập các CIG; Lập kế hoạch
sản xuất cho các CIG; Phân loại các nhóm hàng năm
theo 3 loại (sẵn sàng với thị trường, có tiềm năng
thị trường, và an ninh lương thực); Lồng ghép việc
tiết kiệm và tín dụng trong các CIG; Xây dựng chiến
lược phát triển CIG và các tổ hỗ trợ ở 10 huyện. Hiện
Cao Bằng có khoảng 475 CIG với sự tham gia của
trên 10.000 hộ, trong đó hộ nghèo là 31,8% và hộ do
phụ nữ làm chủ là 40,6%. Nhờ đó, đã có 34 nhom
(chiếm 7,2% trong tổng số 475 nhóm) thực hiện việc
mua chung nguyên liệu đầu vào; 38 nhóm (8,1%) tổ
chức bán sản phẩm theo cùng giá va 31 nhóm (6,6%)
đứng ra liên hệ với các nhà thu mua để bán sản
phẩm cho cả nhóm (Dự án DBRP Cao Bằng, 2014).
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn và
hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã:
Với các nguồn vốn phân bổ từ ngân sách trung ương
để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
như Chương trình 30a, Chương trình 135, chương
trình nông thôn mới..., trên địa bàn các xã nghèo,
nhiều công trình hạ tầng cơ sở giao thông, thủy lợi,
hệ thống điện… được đầu tư xây dựng; Quy trình
Quỹ phát triển xã (CDF) được điều chỉnh phù hợp
với quy định của Chính phủ; Quy trình lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội cũng đã có sự tham gia
của cấp thôn; 1.197 cán bộ xã và 848 cán bộ xóm
được nâng cao năng lực về lập kế hoạch phát triển
KT-XH...
Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu
người của các hộ nghèo năm 2015 tăng lên 1,6 lần so
với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo thuộc huyện
nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tăng
gấp 2 lần). Tỷ lệ hộ nghèo toàn Tỉnh giảm bình quân
4% trở lên/năm (các huyện nghèo, xã nghèo giảm
trên 5%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn
2011 - 2015, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 38,06%
đầu năm 2011 xuống 15,89% vào cuối năm 2015 (Báo
điện tử Tin tức, 2016).
Bên cạnh những mặt tích cực, việc hỗ trợ hoạt
động sản xuất kinh doanh cho người dân tại các xã
nghèo tỉnh Cao Bằng bộc lộ một số hạn chế, hoạt
động sản xuất kinh doanh của người dân ở các xã
nghèo tỉnh Cao Bằng vẫn còn nhiều khó khăn, như:
- Môi trường đầu tư kinh doanh tại Cao Bằng vẫn
còn kém hấp dẫn nên khó thu hút các DN đầu tư,
nhất là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dịch
vụ hỗ trợ chưa phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém,
nhất là giao thông.
- Việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của các hộ,
hợp tác xã vẫn còn nhiều khó khăn. Việc cho vay
nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội
nhiều khi chưa sự phù hợp với đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp, hạn mức cho vay thấp. Nguồn
vốn qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn khó tiếp cận do lãi suất cao theo thị trường và
đòi hỏi thế chấp.
- Việc hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực chuyển
giao khoa học kỹ thuật mới chỉ tập trung vào giai
đoạn sản xuất để tăng sản lượng, việc thực hiện
quá nhiều mô hình không phát triển được thành
sản xuất hàng hóa đã gây lãng phí nguồn lực.
Nhiều công nghệ được chuyển giao nhưng khi
thực hiện đòi hỏi phải có vốn đầu tư nên người
dân không có điều kiện áp dụng. Kỹ thuật chế
biến và các công đoạn làm gia tăng giá trị sản
phẩm chưa được chú trọng.
- Chưa thực sự tạo được sự liên kết sản xuất, chế
biến và tiêu thụ giữa các hộ, các hợp tác xã với nhà
1...,96,97,98,99,100,101,102,103,104,105 107,108,109,110
Powered by FlippingBook