k1 t5 - page 100

102
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Nghị quyết Đại hội Đảng XI khẳng định: “Xây
dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông
thôn và phát triển đô thị, đẩy mạnh xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để
khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và
nông thôn” là nhiệm vụ phát triển đất nước ta. Đại
hội Đảng XII, tiếp tục khẳng định: “Thực hiện có
hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể
và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng
nông thôn mới”.
Trên cơ sở định hướng, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã triển khai các chương trình hoạt động
về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp và nông thôn”. Theo đó, NHNN đã ban
hành Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về
Quỹ TDND thay thế Thông tư 08/2005/TT-NHNN
ngày 30/12/2005 hướng dẫn một số điều của
Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về
tổ chức và hoạt động của Quỹ TDND và Nghị
định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP
ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ
TDND; Bãi bỏ Thông tư 06/2007/TT-NHNN ngày
06/11/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2005/
TT-NHNN ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP
ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của
Quỹ TDND và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày
26/5/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ
chức và hoạt động của TDND.
Một số chính sách
về hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân
Hiệu quả của mô hình Quỹ Tín dụng nhân dân
(TDND) đã được ghi nhận tại nhiều địa phương trên
cả nước, nơi nào có quỹ TDND thì thành viên, các hộ
gia đình có điều kiện xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tích
cực cho địa phương phát triển kinh tế vùng, tận dụng
được nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư,
giúp người nông dân giải quyết được các khó khăn
của họ. Điều này mang lại từ việc trong những năm
qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới,
tạo điều kiện cho Quỹ TDND phát triển, người dân
dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay.
Hoànthiện chính sáchphát triển
Quỹtíndụngnhândântrongxâydựngnôngthônmới
Nguyễn Thị Huệ - Lê Thị Đông
- Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh
Theo Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 1.149 Quỹ Tín dụng
nhân dân và các ngân hàng hợp tác xã, với hơn 2 triệu thành viên là các hộ gia đình tham gia vay
vốn. Với mục tiêu liên kết, tương trợ thành viên, Quỹ Tín dụng nhân dân đã tạo ra cơ chế tài chính
thuận lợi, thân thiện, phát huy được tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng xã hội. Đặc
biệt, trong bối cảnh xây dựng nông thông mới đang được triển khai tích cực tại nhiều địa phương,
nguồn vốn từ Quỹ Tín dụng nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp người dân xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng địa phương…
Từ khóa: Pháp luật, Quỹ Tín dụng nhân dân, tín dụng, quản lý, nông thôn mới.
By the end of December 2016, the country
had 1,149 civil credit funds and cooperative
banks, with more than 2 million members
being households participating in the loans.
With the aim of working as associate, member
assistance, civil credit fund has created a
favorable financial mechanism, friendly,
promote the spirit of mutual support in social
community. Particularly, in the context
of new agricultural construction is being
actively implemented in many localities, the
capital from the Civil Credit Fund is very
important to help people reduce poverty and
develop local economies...
Keywords: Law, Civil Credit Fund, Credit,
Management, New Rural Area.
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,...110
Powered by FlippingBook