k1 t5 - page 103

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
105
nước… Nhờ đó, thị trường KH&CN Việt Nam đến
nay đã gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ phát triển.
Loại hình hàng hóa trên thị trường KH&CN ngày
càng đa dạng và phong phú. Các hình thức giao
dịch trên thị trường KH&CN theo đó cũng đa dạng
hơn, gồm có các hình thức như: Giao dịch mua, bản
quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp, giao dịch chuyển giao công nghệ là
các thiết bị, máy móc, công nghệ thuần tuý giữa các
chủ thể tham gia thị trường.
Nhìn chung, thị trường KH&CN ở Việt Nam đã
có những bước phát triển vượt bậc, bởi đã tận dụng
khá nhiều các cơ hội của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế mang lại. Điều này được thể hiện cụ thể
trong quy mô và tốc độ phát triển của thị trường
KH&CN nước ta trong vài năm trở lại đây:
Thứ nhất,
số lượng sản phẩm KH&CN (bao gồm:
Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp; Cơ cấu các văn
bằng bảo hộ được cấp; Nguồn gốc các văn bằng
bảo hộ được cấp; Các loại hình giao dịch văn bằng
bảo hộ) có chiều hướng gia tăng; Nhận thức về sản
phẩm KH&CN của các thành phần kinh tế cũng đã
phát triển theo hướng thị trường.
Bảng 1: Số lượng văn bằng bảo hộ
Năm
2011 2012 2013 2014
Người Việt Nam
7.256 11.645 16.823 17.054
Người nước ngoài
4.997 6.402 8.547 7.684
Tổng
12.253 18.047 25.370 24.738
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ
Thứ hai,
loại hình giao dịch văn bằng bảo hộ
được xem xét trên hai nội dung cơ bản, đó là giao
dịch quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
và giao dịch quyền sở hữu đối tượng sở hữu công
nghiệp. Trong khi lượng hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đăng
ký tại Cục Sở hữu trí tuệ tăng không đều qua các
năm, thì các loại hình chuyển giao có sự thay đổi rõ
nét giữa giai đoạn trước năm 2005 và sau 2005.
Đối với loại hình chuyển giao giữa Việt Nam -
Nước ngoài: Trong giai đoạn 2000-2009 số lượng
hợp đồng thay đổi không nhiều qua các năm. Tuy
nhiên, từ sau năm 2009 đã có sự chuyển biến lớn về
số lượng giao dịch so với các năm trước đó. Điều
này cho thấy, từ năm 2009 đến nay tác động cùa tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế đến lượng hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp từ các chủ thể nước ngoài sang các chủ thể
Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể.
Thứ ba,
thị trường trong nước đã hình thành
nhiều loại dịch vụ KH&CN (điển hình như: kiểm
định mẫu nguyên liệu và sản phẩm, giám định các
sản phẩm KH&CN, pháp lý về sở hữu công nghệ và
chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính), bước đầu
đáp ứng nhu cầu mua bán các sản phẩm KH&CN
trên thị truờng KH&CN.
Thứ tư,
số lượng các DN KH&CN cũng đã có
những chuyển biến về cả chất lẫn lượng. Năm 2008
chỉ có 150 DN đăng ký là DN KH&CN, nhưng đến
năm 2015 con số này đã tăng lên 220 DN.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, quá trình phát
triển thị trường KH&CN của nước ta còn tồn tại một
số hạn chế nhất định sau:
Một là,
so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị và
lượng hàng hóa KH&CN được giao dịch ở nước ta
hiện nay chưa nhiều.
Hai là,
hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự tạo
ra những động lực lớn, để hình thành nên các tổ chức
KH&CN ở khu vực DN và khu vực tư nhân, trong
khi sức ép cạnh tranh quốc tế ngày lại càng tăng.
Ba là,
mặc dù chất lượng phát triển thị trường
KH&CN đã tăng lên nhưng so với yêu cầu đặt ra thì
vẫn còn nhiều bất cập.
Bốn là,
thị trường KH&CN ở nước ta vẫn ở trình
độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát
triển đồng bộ; Năng lực của nhiều chủ thể trên thị
trường KH&CN còn thấp, chưa đáp ứng được các
yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh
tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
Năm là,
trong giai đoạn từ 2005 đến nay, số lượng
các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở nước ta đã
tăng lên đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng
đều. Cụ thể như: Tổng số tổ chức nghiên cứu và phát
triển tăng từ 1.320 tổ chức năm 2005 lên 1.830 vào
năm 2015. Trong đó, số lượng các tổ chức thuộc khu
vực nhà nước tăng từ lên 694 tổ chức (năm 2005)
lên 935 vào năm 2015; Khu vực tập thể tăng từ 556
tổ chức (năm 2005) lên 790 vào năm 2015; Khu vực
tư nhân tăng từ 70 tổ chức (năm 2005) lên 105 tổ
chức vào năm 2015. Các tổ chức nghiên cứu và phát
triển khu vực nhà nước thuộc bộ ngành chiếm tỷ lệ
lớn (gần 70%), trong khi đó, tỷ lệ các tổ chức thuộc
trường đại học, học viện và DN nhà nước lại chiếm
tỷ lệ nhỏ (hon 30%). Điều này phản ánh hệ thống
các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở nước ta vẫn
mang tính độc lập, sự liên kết, đan xen với khối đại
học và khối DN chưa nhiều…
Đề xuất, khuyến nghị
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
nếu biết tận dụng các cơ hội thì thị trường KH&CN ở
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106,107,108,109,110
Powered by FlippingBook