k1 t5 - page 107

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
109
khoa học và DN. Sự hỗ trợ, nâng cao năng lực cho
DN địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Sự hỗ trợ chưa đạt được mục tiêu bền vững
về kinh tế tài chính nên khi có các biến động về giá
cả của thị trường thì tình trạng “được mùa rớt giá”
thường xuyên xảy ra, bên cạnh đó, khi xảy ra thiên
tai, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi khi thì khả
năng gia người dân tái nghèo.
- Hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh
cho người dân tại các xã nghèo
Từ thực tiễn hoạt động hỗ trợ người dân trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khảo sát
kinh nghiệm của nhiều địa phương trong nước, việc
hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho người
dân tại các xã nghèo ở Cao Bằng thời gian tới cần
chú trọng vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện
phát triển kinh tế hộ gia đình. Đa số người được
hỏi đều cho rằng về lâu dài người dân luôn mong
muốn có khả năng tự chủ và độc lập trong sản xuất
kinh doanh; Đa số người dân tại các xã nghèo được
hỏi mong muốn được Nhà nước hỗ trợ về kiến thức,
khả năng để tự chủ tìm kiếm thị trường và hạch
toán kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, để hỗ trợ nâng
cao hoạt động sản xuất kinh doanh ở các xã nghèo,
cần tập trung thực hiện các vấn đề:
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn các Chương
trình mục tiêu quốc gia để phát triển sản xuất, chăn
nuôi định hướng thị trường. Hiện nay, tỉnh Cao
Bằng đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có nội dung
hỗ trợ phát triển sản xuất với các huyện nghèo, xã
đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường và đổi mới nội dung, cách thức hỗ
trợ kỹ thuật, kiến thức sản xuất kinh doanh cho hộ
dân thông qua việc tổ chức lớp học hiện trường đào
tạo cho nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, phòng
bệnh, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ
chức tập huấn, hướng dẫn và nâng cao năng lực cho
các hộ dân về hạch toán kinh doanh, kiến thức về
thị trường.
- Hỗ trợ cho người dân về vốn cho sản xuất
kinh doanh: Cần tiếp tục nghiên cứu để cải tiến
theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện
thuận lợi để người dân vay vốn từ các nguồn vốn
ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách Xã hội; Gắn kết
chặt chẽ việc cho vay vốn với hướng dẫn người dân
tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, đồng thời tăng cường các hoạt động giám sát
đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích,
tránh thất thoát.
- Kêu gọi các hợp tác xã, DN bao tiêu sản phẩm
cho người dân; Hỗ trợ tìm kiếm các nhà đầu tư cho
người dân về bao tiêu sản phẩm.
Thứ hai,
khuyến khích, hỗ trợ các DN đầu tư
kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: Các cấp,
các ngành cần rà soát và điều chỉnh các chính sách
ưu đãi đầu tư ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh
đảm bảo tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh so với
các khu vực khác; Xây dựng cơ chế đặc thù kêu gọi
các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư
vào sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu sản
phẩm hàng hóa. Đặc biệt, cần nghiên cứu và học tập
kinh nghiệm thành công của một số địa phương với
mô hình đầu tư với nông dân thông qua Quỹ xúc
tiến đầu tư kinh doanh nông lâm nghiệp và để Quỹ
này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết
thực cho người dân tại các xã nghèo. Cụ thể:
- Khi thực hiện các dự án đồng tài trợ cụ thể
cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi lợi ích của việc
thực hiện hợp tác công tư trong phát triển nông lâm
nghiệp cho DN và người dân.
- Lựa chọn các DN phù hợp với nhu cầu, năng
lực của người dân và tiềm năng của địa phương để
hỗ trợ, chú trọng các DN có quy mô nhỏ và vừa.
Các cơ quan chức năng cần tổ chức hướng dẫn DN
trong xây dựng dự án và trong xây dựng hồ sơ bồi
hoàn kinh phí, cần có những chính sách phù hợp
cho DN về các điều kiện thanh toán vốn ngân sách,
thực hiện khoán kinh phí đối với những hạng mục
mà DN hay hợp tác xã có thể tự thực hiện để làm
tăng hiệu quả đầu tư.
- Chính quyền địa phương phải đóng vai trò là
cầu nối, đảm bảo cho hợp đồng hợp tác giữa DN và
người dân.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành
nông nghiệp ở phạm vi tỉnh, huyện, xã theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
trong đó trọng tâm là rà soát lại các quy hoạch vùng
sản xuất tập trung chuyên canh cho nhóm các cây
trồng, vật nuôi là thế mạnh của Tỉnh.
Thứ ba,
nâng cấp và phát triển các chuỗi giá trị
sản phẩm nông nghiệp: Mặc dù có nhiều chuỗi giá
trị cho các sản phẩm khác nhau đang được xây dựng
ở Cao Bằng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Do vậy,
thời gian tới, để nâng cấp và phát triển các chuỗi giá
trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Cao Bằng cần:
- Cấp Tỉnh và cấp Huyện phải có trách nhiệm
và kế hoạch thực hiện các hành động nâng cấp các
1...,97,98,99,100,101,102,103,104,105,106 108,109,110
Powered by FlippingBook