k1 t5 - page 104

106
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Việt Nam sẽ phát triển, tuy nhiên để tranh thủ được
các cơ hội đến từ hội nhập, đòi hỏi sự nỗ lực của
Nhà nước và các chủ thể trên thị trường KH&CN.
Xuất phát từ thực tế trên, bài viết đề xuất một vài
khuyến nghị, giúp phát triển thị trường KH&CN tại
Việt Nam hiệu quả. Cụ thể như:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống chính sách về sở
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh:
Rà soát lại hệ thống văn bàn pháp luật, chính sách
về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh
tranh nhằm khắc phục ngay những quy định không
thống nhất trong các văn bản; Xoá bỏ những bất cập
và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách
này, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết như:
nghị định, thông tư về sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ và cạnh tranh nhằm thúc đầy sự phát
triển của thị trường KH&CN và phù hợp với các
cam kết của Việt Nam trong các định chế quốc tế và
khu vực (WTO, APEC, ASEAN...).
Thứ hai,
hoàn thiện chính sách đầu tư từ NSNN
cho phát triển thị trường KH&CN: Tăng cường đầu
tư từ NSNN cho phát triển thị trường KH&CN
trọng tâm là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển các
tổ chức trung gian và thúc đẩy nhu cầu đổi mới
công nghệ của DN. Nâng tỷ lệ chi cho KH&CN ở từ
NSNN hàng năm trong những năm tới lên mức 5 - 7
% tổng chi ngân sách ứng với 3% GDP.
Thứ ba,
thực hiện chính sách ưu đãi thuế linh
hoạt để thúc đẩy sự phát của thị trường KH&CN.
Cụ thể như: Miễn giảm thuế để khuyến khích các
DN đầu tư vào các hoạt động đổi mới công nghệ
(như: Sản xuất thử nghiệm, sản xuất sản phẩm mới,
nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ); Miễn
thuế cho các hoạt động trung gian, môi giới trên thị
trường KH&CN (như: triển lãm, giới thiệu sản ,hẳm
mới. hội chợ công nghệ, thiết bị); Miễn giảm tiền
thuê đất để làm nơi nghiên cứu, sản xuất sản phẩm
mới cho các DN và tổ chức KH&CN; Cho phép để
lại phần lãi thu nhập trước thuế của DN để đầu tư
vào các dự án phát triển công nghệ được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
Thứ tư,
đảm bảo và tạo điều kiện cho các chủ
thể tham gia thị trường KH&CN tiếp cận được các
nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. Nguồn vốn
này hướng vào việc phục vụ các chủ thể đi tiên
phong trong nghiên cứu và phát triển công nghệ,
với các tiêu chí như lượng vốn và thời gian vay hợp
lý, lãi suất ưu đãi và thủ tục vay linh hoạt.
Thứ năm,
hoàn thiện chính sách nhập khẩu công
nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: Nhằm khuyến
khích chuyển giao các công nghệ tiên tiến và hạn
chế những công nghệ cũ, lạc hậu từ nước ngoài
vào Việt Nam, Nhà nước cần ban hành quy định về
thẩm định các công nghệ được chuyển giao vào Việt
Nam. Mục đích nhằm tăng cường công tác kiểm
tra chất lượng công nghệ thông qua các nội dung
như: Xác định rõ các tiêu chuẩn; Những giới hạn
nhất định đối với các công nghệ được chuyển giao;
Thực hiện sự giám định và kiểm tra đối với các công
nghệ được chuyển giao tổ chức; Nắm bắt thông tin
về năng lực công nghệ, trình độ công nghệ của các
quốc gia, tập đoàn quốc tế...
Tóm lại, thị trường KH&CN ngày càng có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế Việt Nam. Căn cứ vào bối cảnh và điều kiện
thực tiễn, thị trường KH&CN ở Việt Nam phải
có những nhận thức đầy đủ về quan điểm phát
triển thị trường, đó là: Phát triển nhanh và rút
ngắn trên cơ sở tận dụng những cơ hội của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế; Chú trọng toàn
diện cả về số lượng, chất lượng và sự đồng bộ
của các yếu tố cấu thành; Phải có lộ trình và mô
hình phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta; Phải
đảm bảo hài hoà các loại lợi ích của các chủ thể
trên thị trưòng KH&CN; Phải đặt trong tổng thể
phát triển chung của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội nghĩa ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Khoa học và công nghệ năm 2014;
2. Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam; Sách của Viện
Chiến lược và chính sách KH&CN; NXB Khoa học và kỹ thuật – 2003;
3. TS. Đinh Văn Ân – ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Phát triển thị trường KH&CN
ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp – Hà Nội tháng 8/2004;
4. Kỷ yếu hội thảo: “Thị trường công nghệ và vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ
ở Việt Nam”, Hà Nội ngày 15/05/2003 – Do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
tế Trung ương tổ chức;
5. Nguyên Đinh Hương (2006). Phat triên cac loai thi trương trong nên kinh tê
thi trương đinh hương xa hôi chu nghia ơ Viêt Nam, NXB Ly luân chinh tri;
6. Hoang Xuân Long, Kinh nghiêm cua Trung Quôc vê vân đê thương mai hoa
cac hoat đông KH&CN, Tap chi Thông tin Khoa hoc va Xa hôi, sô 12/2000;
7. Nguyên Khăc Minh (2005), Ảnh hương cua tiên bô công nghê đên tăng
trương kinh tê, NXB Khoa hoc va ky thuât.
Tổng số tổ chức nghiên cứu và phát triển của
Việt Nam tăng từ 1.320 tổ chức năm 2005 lên
1.830 vào năm 2015. Trong đó, các tổ chức
nghiên cứu và phát triển khu vực nhà nước
thuộc bộ ngành chiếm tỷ lệ lớn (gần 70%),
trong khi đó, tỷ lệ các tổ chức thuộc trường đại
học, học viện và doanh nghiệp nhà nước lại
chiếm tỷ lệ nhỏ (hon 30%).
1...,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103 105,106,107,108,109,110
Powered by FlippingBook