TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 89

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
93
cấp, xin cho mà phải dựa trên cơ sở ưu tiên cho các
dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai khoa học
công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực… nhằm
tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp
theo hướng hiện đại, bền vững.
Do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên phải
huy động các nguồn thu vào NSNN. Tăng nguồn thu
ngân sách nhưng phải đảm bảo tỷ lệ động viên hợp
lý, chống thất thu ngân sách và điều tiết ngân sách
theo Luật NSNN; Đồng thời, cần làm tăng nguồn
thu ngân sách thông qua việc xin tăng hỗ trợ đối với
những dự án phát triển nông nghiệp ngoại thành có
mục tiêu, phát sinh ngoài dự toán ngân sách nhưng
rất cần cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
Thủ đô; tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ Trung ương…
Trong số những giải pháp tăng thu cho ngân
sách Thành phố, cần coi trọng giải pháp tăng nguồn
thu nhờ xúc tiến cổ phần hoá DNNN, tận thu phí
trước bạ và thuế chuyển quyền sử dụng đất, đặc
biệt, chú trọng nguồn vốn đổi đất lấy vốn. Cụ thể là,
cho phép lập quy hoạch và bán quyền sử dụng, thu
tiền một lần những khu đất mới và những khu đất
đang có công trình xây dựng… theo phương thức
đấu giá công khai với thời hạn tuỳ thuộc quy hoạch,
mục tiêu và chất lượng công trình, hoặc sẽ sử dụng.
Nguồn vốn tín dụng
Các tổ chức tín dụng có nhiệm vụ thực thi chính
sách tiền tệ của Nhà nước thông qua hoạt động
“khơi trong, hút ngoài” của mình nhằm huy động
mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế,
trong các DN, tổ chức xã hội, dân cư.
Thứ nhất,
xây dựng chiến lược vốn trên cơ sở nhu
cầu, khả năng của thị trường, phù hợp với chiến
lược phát triển của hệ thống ngân hàng và chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của
Thủ đô, trong đó có khu vực các huyện ngoại thành.
Để thực hiện chiến lược huy động vốn, cần dựa
vào các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội.
Các tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực
tế của thị trường, điều kiện cụ thể của từng ngân
hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, năng
lực quản lý...; Căn cứ vào chiến lược phát triển của
hệ thống ngân hàng thương mại cũng như chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng, điều
chỉnh và hoàn thiện chiến lược huy động vốn cho
phù hợp, đảm bảo đúng đường lối của Đảng, Nhà
nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho
người gửi tiền.
Thứ hai,
đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
và các dịch vụ của ngân hàng thương mại như các
loại tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ
tiền gửi. Mở thêm nhiều loại tài khoản để không
ngừng đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cho khách
hàng và đáp ứng các nhu cầu đầu tư. Mỗi hình thức
huy động vốn là sự kết hợp giữa một công cụ huy
động với một cơ cấu huy động được thực hiện với
một cách thức cụ thể. Do đó, để có nhiều hình thức
huy động vốn, các ngân hàng cần triển khai huy
động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau, nhiều loại
tiền tệ khác nhau cho cùng một công cụ tương ứng.
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động sẽ tạo ra
cho các ngân hàng có nhiều cơ hội chủ động sáng
tạo trong việc tuyên truyền giáo dục, thuyết phục
khách hàng bảo đảm cho nguồn vốn huy động có
chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao.
Trong các nguồn vốn đa dạng của ngân hàng thì
nguồn huy động từ dân cư qua hình thức tiết kiệm
bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao, ổn định và không
ngừng tăng lên phù hợp với thu nhập của nền kinh
tế quốc dân. Vì vậy, cần có giải pháp về mặt kinh
tế thích hợp, uyển chuyển, kết hợp hài hoà giữa lợi
ích của người đi vay và người cho vay. Bên cạnh đó,
thành lập các quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng cổ
phần, hợp tác xã tín dụng đến tận cơ sở, nơi tập trung
dân cư sản xuất hàng hoá, nơi đầu mối giao thông
quan trọng để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, vốn tín dụng dài hạn đầu tư cho nông
nghiệp ngoại thành phát triển chiều sâu còn thiếu
trầm trọng. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu. Những kỳ phiếu, trái
phiếu đó phải được đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại
tệ, trong thời gian xác định từ 2, 3, 5, 10 năm. Khi
thanh toán gốc và lãi của kỳ phiếu, trái phiếu, nếu
có sự rủi ro về tỷ giá, phải có nguồn tài chính cấp bù
lỗ; xây dựng mức lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn. Có như
vậy mới huy động được vốn trung và dài hạn cho
phát triển nông nghiệp ngoại thành.
Thứ ba,
hình thành thị trường tài chính nông thôn
nhằm đẩy mạnh huy động và cung ứng vốn. Do
khu vực nông nghiệp, nông thôn và thị trường tài
chính nông thôn các huyện ngoại thành có những
đặc điểm đặc thù, nên xác định phát triển thị trường
tài chính trong giai đoạn hội nhập là phát triển
nhanh nhưng phải đảm bảo ổn định và bền vững.
Đây cũng là quan điểm xuyên suốt cho quá trình
phát triển của thị trường tài chính nông thôn; quy
mô và cấu trúc của thị trường tài chính nông thôn
phải gắn liền với đặc điểm kinh tế, xã hội của các
huyện ngoại thành, đồng thời phải gắn liền với kế
hoạch và chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn của thành phố.
Trên cơ sở những quan điểm này, cần thiết lập
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90
Powered by FlippingBook