TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 86

90
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cần thiết của các quy định về điều kiện kinh doanh
hay ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nên xảy
ra hiện tượng kinh doanh nhưng vẫn được xác định
là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này
vô hình chung đã khiến cho quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp (DN) bị hạn chế.
Luật Đầu tư 2014 là một bước đột phá mạnh mẽ
về các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh.
Lần đầu tiên trong văn bản cấp luật, mục tiêu khi quy
định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
và điều kiện kinh doanh được xác định rõ ràng. Bên
cạnh việc xác định mục tiêu, Luật Đầu tư 2014 còn
đưa ra Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện. Theo đó, 243 ngành, nghề trong Danh mục
là những ngành, nghề, khi thực hiện kinh doanh sẽ
tác động đến lợi ích công cộng, đến mức buộc Nhà
nước phải can thiệp bằng điều kiện kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu của VCCI cho thấy, qua lần
sửa đổi năm 2016, danh mục ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật
Đầu tư 2014, đã được điều chỉnh từ 267 xuống còn
243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Trong
đó, Bộ Công Thương có 28 ngành, Bộ Giao thông
Vận tải có 29 ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có 33 ngành, Bộ Tài chính có 22 ngành…
Tổng cộng có 5.719 điều kiện kinh doanh cụ thể.
Điều này cho thấy, số lượng điều kiện kinh doanh
vẫn tương đối lớn. Nhìn tổng thể, Danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sửa
đổi năm 2016 đã thể hiện được tinh thần cải cách,
thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của DN, nhất
quán với các chính sách tạo thuận lợi cho DN, xây
dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trong các
Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ ngày
Tạo bước đột phá mạnh mẽ
Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền
tự do kinh doanh ở Việt Nam do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện
cho biết: Trước năm 2014, các nhà hoạch định chính
sách vẫn ban hành điều kiện kinh doanh đối với các
ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý của mình mà
không đưa ra lý do giải thích về các mục tiêu của các
quy định đó hoặc khi giải trình thường ít khi liên hệ
tới các lợi ích công cộng. Trong nhiều trường hợp, vì
không có chuẩn chung nào để đánh giá tính hợp lý,
VẤNĐỀ ĐẶT RA TRONGQUY ĐỊNH
NGÀNHNGHỀ KINHDOANH CÓĐIỀUKIỆN
ThS. TRẦN THU HẰNG
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta thời gian gần đây đã có chuyển biến tích cực, góp phần vào
việc tạomôi trường kinh doanh, thuận lợi cho doanh nghiệp. Hàng loạt chính sách đã được đổi mới,
“cởi trói” cho doanh nghiệp tuy nhiên, điều kiện kinh doanh hiện nay vẫn còn gây không ít khó khăn và
thách thức cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần sớmcó giải pháp để rà soát và rút gọn các quy định
về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp yên tâm
sản xuất kinh doanh.
Từ khóa: Kinh doanh, doanh nghiệp, thị trường, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh
The business law system in Vietnam
recently has experienced positive changes
creating a more favorable business
environment for businesses. A bunch of
policies have been renovated “unleashing” the
businesses in the manner of “opt out” instead
of “opt for”. However, the current business
conditions are still causing difficulties and
challenges to the businesses. A problem has
been specified to revised and simplified the
regulations on conditional businesses creating
favorable environment for the businesses.
Keywords: Business, enterprise, market, legal
system, business environment
Ngày nhận bài: 2/6/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 22/6/2017
Ngày duyệt đăng: 30/6/2017
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90
Powered by FlippingBook