TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 90

94
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
một cơ chế vận hành thị trường tài chính nông thôn
Hà Nội nói riêng hiệu quả, thông suốt và phát huy
tốt nhất các tiềm năng sẵn có trên thị trường tài
chính nông thôn. Theo đó, cần điều chỉnh cấu trúc
của thị trường tài chính nông thôn cho phù hợp với
đặc điểm kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam và các
huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hội nhập
khu vực và quốc tế, góp phần duy trì thị trường tài
chính phát triển ổn định và phản ánh được một tầm
nhìn và lợi ích xã hội mà lĩnh vực tài chính nông
thôn đảm nhận.
Nguồn vốn DN
Vốn của DNNN bao gồm: Một phần vốn lưu
động được cấp từ ngân sách; phần vốn vay qua hệ
thống tín dụng ngân hàng; phần vốn từ lợi nhuận
và tái đầu tư; vốn vay thương mại trong nội bộ DN
hoặc trên thị trường… Tuy nhiên, do yêu cầu tăng
quy mô, mở rộng phát triển sản xuất không ngừng,
vốn của DN cần được tiếp tục huy động tổng hợp từ
các nguồn vốn để phát triển sản xuất. Đề nghị Nhà
nước cho các DN đủ điều kiện kinh doanh có hiệu
quả trong cơ chế thị trường được phép phát hành cổ
phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán trong
và ngoài nước để tạo vốn.
Bên cạnh đó, cần có chính sách bổ sung vốn lưu
động cho các DNNN thuộc lĩnh vực nông nghiệp,
khi xét thấy các DN đó làm ăn có hiệu quả, có đóng
góp nhiều cho ngân sách, có ý nghĩa quan trọng
trong việc dẫn dắt tăng trưởng và phát triển kinh
tế ngoại thành. Đồng thời, cần hạn chế tối đa cung
ứng tín dụng thương mại cho các DN làm ăn thua lỗ
kéo dài hoặc nợ xấu quá hạn; Khuyến khích các DN
tăng vốn kinh doanh thông qua việc huy động vốn
trên thị trường bằng cách tự đi vay, tự trả nợ thông
qua sự cam kết đối với các đối tác trên cơ sở pháp
luật. Đây chính là lối thoát dài hạn, tiềm tàng nhưng
có triển vọng, có hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế
- xã hội, làm lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền
tệ của cả nước nói chung và Hà Nội cũng như các
huyện ngoại thành nói riêng.
Nguồn vốn dân cư
Hà Nội là địa phương có tiềm lực kinh tế mạnh
hơn so với các vùng khác trong cả nước, do đó,
trong thời gian tới, cần tìm mọi biện pháp khuyến
khích nông dân đầu tư vốn để phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, quy
mô lớn. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý là không đẩy
mạnh huy động vốn quá mức so với điều kiện hiện
có của nền kinh tế cũng như khả năng tích luỹ của
các tầng lớp dân cư.
Để làm được điều này, Thành phố cần tạo mọi
điều kiện và gỡ bỏ những trở ngại về luật pháp,
tâm lý cho nhân dân, khuyến khích những người
có vốn ở nông thôn có cơ hội tự tổ chức hoặc hợp
tác với nhau huy động vốn đầu tư, trong đó, hình
thức kinh tế trang trại là điển hình. Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho kinh
tế trang trại, kể cả cung ứng vốn ưu đãi cho kinh
tế trang trại ngoại thành phát triển. Huy động vốn
phải có cơ chế điều tiết các khoản thu, thống nhất
trong toàn quốc nhưng lại phù hợp với điều kiện
của từng vùng, để có thể vừa khai thác triệt để mọi
nguồn vốn, vừa “khoan sức dân”, tạo đề cho kinh
tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Để thu hút được tối đa nguồn vốn tiềm tàng
trong dân, trước mắt cần phải hoàn thiện hệ thống
kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn khu vực
ngoại thành; Cần củng cố các trung tâm khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao tính
hiệu quả trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến vào sản xuất; Tiếp tục mở rộng
thị trường để tiêu thụ sản phẩm; Tiếp tục có chính
sách trợ cước, trợ giá và thu mua nông sản phẩm
cho nông dân, để người dân hăng hái đầu tư vốn
vào sản xuất nông nghiệp.
Nguồn vốn nước ngoài
Để thực hiện thành công việc thu hút các nguồn
vốn nước ngoài vào đầu tư khu vực nông thôn
ngoại thành Hà Nội, Thành uỷ, UBND Thành phố
cần phải xây dựng được chiến lược thu hút đầu tư
nước ngoài hợp lý và vững chắc trên cơ sở bám sát
với tình hình thực tế tại địa phương và thông tin thị
trường trong và ngoài nước. Từ đó, thực hiện tốt
công tác dự báo, xử lý linh hoạt các phương án do
nước ngoài đầu tư để có khả năng thích ứng được
với sự thay đổi của các luồng vốn FDI, ODA giữa
các địa phương trong cả nước.
Bên cạnh đó, để tiếp tục cải thiện môi trường
đầu tư, Thành phố cần có những quy định và chính
sách phù hợp với đặc điểm riêng của mình, thể hiện
những ưu đãi đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài. Thành phố cũng cần có kế hoạch tập
trung hơn nữa để hoàn thiện hạ tầng phục vụ cho
nhu cầu phát triển chung.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Minh Phong (2013), Hà Nội thực hiện đa dạng hóa việc huy
động các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới;
2. Nghị quyết 05/NQ-HĐND ngày 3/6/2016 của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của TP. Hà Nội;
3. Một số website: hanoi.gov.vn, hanoimoi.com.vn, chinhphu.vn.
1...,80,81,82,83,84,85,86,87,88,89 90
Powered by FlippingBook