TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
87
lớn nhất là nguồn lực từ tín dụng (78,4%). Nguồn lực
này đi kèm nhiều rủi ro như phát sinh nợ đọng, nợ
xấu, nếu không được quản lý tốt, sẽ ảnh hưởng xấu
đến toàn bộ nền kinh tế.
Hai là,
mức ngân sách trung ương cân đối hàng
năm cho các địa phương nói chung và cho Chương
trình NTM của Hà Tĩnh còn thấp (chỉ đạt gần 6%),
chưa đảm bảo cơ cấu 17% tổng vốn đầu tư Chương
trình NTM như kế hoạch đề ra. Để hoàn thành các
tiêu chí xây dựng NTM đòi hỏi sự đóng góp của
người dân ngày càng lớn.
Huy động nguồn tài chính từ cộng đồng dân cư
được thực hiện thông qua việc phân bổ nghĩa vụ
đóng góp theo hộ gia đình là chủ yếu. Vì vậy, nhiều
nơi còn huy động đóng góp của người dân ở mức
cao, vượt quá khả năng đóng góp của người dân.
Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình chưa tiếp cận được
nguồn vốn tín dụng của các NHTM.
Ba là,
mặc dù tổng nguồn lực tài chính thực hiện
vượt so với kế hoạch đề ra, song xét về mặt cơ cấu
sử dụng vốn kể cả kế hoạch lẫn thực hiện còn chưa
thật hợp lý bởi tập trung chủ yếu vào đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mà chưa chú trọng
nhiều vào đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, xử lý
môi trường. Việc phân bổ nguồn NSNN chủ yếu tập
trung vào các xã đăng ký nhằm hoàn thành mục tiêu
số lượng xã đạt tiêu chuẩn NTM đã đề ra.
Bốn là,
việc tham gia bàn bạc và giám sát Chương
trình xây dựng NTM của người dân còn chưa toàn
diện, mới chỉ dừng lại ở việc quan tâm, bàn bạc,
quyết định và giám sát đối với các công trình xây
dựng có sự đóng góp trực tiếp của người dân.
Để phát huy những kết quả đạt được trong huy
động, sử dụng nguồn lực tài chính và khắc phục
những tồn tại đặt ra, trong xây dựng NTM, thời gian
tới Hà Tĩnh cần quan tâm đến các nội dung sau:
-
Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn
lực tài chính cho xây dựng NTMmột cách khoa học, có
tính khả thi cao. Do khối lượng công việc của Chương
trình xây dựng NTM rất lớn và cần rất nhiều nguồn
lực tài chính; nên kế hoạch nguồn lực tài chính rất
quan trọng; nó là cơ sở để tổ chức thực hiện huy động,
sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM. Để
kế hoạch phù hợp với thực tiễn thì kế hoạch phải được
lập dựa trên các căn cứ khoa học, phù hợp với từng địa
phương, có sự tham gia bàn bạc của người dân; phân
cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của các
nguồn lực tài chính...
-
Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho
xây dựng NTM. Ngân sách trung ương cần đảm bảo
nguồn lực hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương
trình theo đúng cam kết, cấp đúng thời gian để bảo
đảm tiến độ thực hiện Chương trình; Đẩy nhanh việc
phát hành trái phiếu chính phủ dành cho Chương
trình xây dựng NTM; Tăng cường nguồn thu cho
ngân sách địa phương thông qua việc xác định lại
nguồn thu phân cấp cho các địa phương trên cơ sở
Luật NSNN; Khai thác thế mạnh phát triển kinh tế của
mỗi địa phương để gia tăng nguồn thu cho NSNN;
Đồng thời, cần tăng cường nguồn thu cho ngân sách
địa phương từ quyền sử dụng đất thông qua rà soát
xác định quỹ đất, tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu
giá; Khuyến khích thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng
NTM; Tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng
đồng và doanh nghiệp cho xây dựng NTM.
-
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiếp cận tín
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông
qua việc đơn giản hóa thủ tục về cho vay, điều chỉnh
linh hoạt đối tượng, phạm vi và điều kiện cho vay;
đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và chú trọng phát
triển bảo hiểm nông nghiệp…
-
Cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn bắt
đầu từ việc tăng đầu tư NSNN cho phát triển cơ sở
hạ tầng, đặc biệt là ở các vùng khó khăn; Đẩy mạnh
công tác đào tạo nghề cho người dân nông thôn,
gắn với nhu cầu thiết thực của người dân, từ đó
nâng cao khả năng kinh tế của người dân nông thôn
nhằm tăng mức đóng góp trong thực hiện Chương
trình xây dựng NTM.
-
Kiểm soát và xử lý các khoản nợ. Nợ xây dựng
cơ bản đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong xây
dựng NTM hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó thu hút
nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng
NTM. Vấn đề nợ NTM cần phải giải quyết và kiểm
soát chặt chẽ để đảm bào tính bền vững của NTM.
-
Tăng cường vai trò chủ thể của người dân trong
xây dựng NTM. Sự tham gia của người dân được
đánh giá ở mức độ: Người dân quan tâm, được biết
và được thông báo; thảo luận và góp ý; ra quyết
định và theo dõi, giám sát, đánh giá đối với quá
trình quản lý tài chính...
Tài liệu tham khảo:
1. Monitor (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam(2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ương (Khóa X) số 26-NQ/TWvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
3. Chính phủ (2010), Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về NTM;
4. Báo cáo của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh
Hà Tĩnh các năm 2015; 2016;
5. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, và Đỗ Trọng Hùng (2013), Xây dựng NTM ở Việt
Nam-Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB Nông nghiệp.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90
Powered by FlippingBook