Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 10-2015 - page 10

12
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
được sử dụng bởi Chính phủ Mỹ để xử lý khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhằm giúp
cho việc ra quyết định lựa chọn tổ chức tín dụng
nào cần trợ giúp trong việc cấp thêm vốn. Phân
tích theo chỉ tiêu CAMELS là một phương pháp
hoặc một công cụ dùng để phân tích tình hình
hoạt động và rủi ro của các tổ chức tín dụng. Mô
hình này dựa trên báo cáo tài chính và căn cứ trên
thang điểm từ 1-5 để các nhà quản lý đưa ra đánh
giá, xếp hạng. Kết quả phân loại không được công
bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ cho tổ
chức tín dụng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS
tập trung nhiều tới khía cạnh tài chính hơn là
nguồn nhân lực, dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử
dụng để đánh giá hoạt động của một tổ chức tín
dụng, đó là: Mức vốn khả dụng; Chất lượng tài
sản; Năng lực quản lý; Thu nhập; Thanh khoản và
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.
UBCKNN đã tham khảo và sử dụng nhóm các
yếu tố sau để xếp loại CTCK:
1. Mức độ đủ vốn;
2. Chất lượng tài sản;
3. Chất lượng quản trị;
4. Khả năng sinh lời;
5. Chất lượng thanh khoản.
Cơ sở để xếp loại gồm:
1. Báo cáo tài chính của CTCK đã được soát xét
hoặc kiểm toán theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo định kỳ về hoạt động của CTCK theo
quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và
hoạt động của CTCK.
3. Các báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính theo
quy định của pháp luật về an toàn tài chính áp
dụng đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
4. Báo cáo tình hình quản trị công ty, báo cáo
công tác quản trị rủi ro thực hiện theo yêu cầu của
UBCKNN và tình hình thực tế của Công ty.
Việc xếp loại định kỳ CTCK được thực hiện
mỗi năm hai lần. Mức xếp loại ban đầu CTCK
được xác định trên cơ sở so sánh điểm xếp loại
CTCK với thang điểm 5 mức, cụ thể xem bảng:
MỨC XẾP LOẠI
ĐIỂM XẾP LOẠI CTCK
A
Từ 80 điểm đến 100 điểm
B
Từ 65 điểm đến dưới 80 điểm
C
Từ 50 điểm đến dưới 65 điểm
D
Từ 35 điểm đến dưới 50 điểm
E
Từ 0
đến dưới 35 điểm
(A là mức tốt nhất, E là mức thấp nhất)
Căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại, UBCKNN
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng đối với sản phẩm,
dịch vụ tài chính của nhà đầu tư và sự hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt
Nam, các CTCK tất yếu phải chuyển dần sang mô
hình ngân hàng đầu tư để có thể cạnh tranh được
với các định chế tài chính trung gian nước ngoài
và có điều kiện phát triển theo kịp với quy mô của
thị trường chứng khoán.
Nền tảng từ các công ty chứng khoán lớn
Xây dựng hệ thống ngân hàng đầu tư cần lựa
chọn từ các CTCK lớn có hệ thống quản trị công
ty, quản trị rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả
nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện chuyển thành các ngân
hàng đầu tư thực hiện đầy đủ các chức năng ở cả
hai phía mua và bán.
Thuật ngữ “bên bán” và “bên mua” là hai
khái niệm cơ bản của ngành ngân hàng đầu tư.
Với chức năng chính là giúp các khách hàng huy
động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng
khoán, ngân hàng đầu tư được coi là bên bán của
ngành chứng khoán. “Bán” trở thành một từ khóa
của hoạt động ngân hàng đầu tư trong một môi
trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Bên mua
của ngành ngân hàng đầu tư bao gồm các nhà đầu
tư tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân, trong đó
các nhà đầu tư tổ chức chiếm vai trò chính. Ngày
nay, các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư là
các nhóm khách hàng bên mua quan trọng trong
ngành ngân hàng đầu tư. Việc các CTCK được
thực hiện đồng thời nhiều nghiệp vụ ở cả hai
mảng “bên bán” và “bên mua” trong hoạt động
kinh doanh chứng khoán, đồng thời phạm vi các
sản phẩm tài chính cũng được mở rộng là hai yếu
tố vô cùng quan trọng cho sự ra đời và thành công
của hoạt động ngân hàng đầu tư.
Do đặc thù phát triển của ngành chứng khoán
ở Việt Nam, các CTCK có quy mô nhỏ, sản phẩm
tài chính còn hạn chế, dịch vụ chứng khoán chưa
đa dạng, khách hàng chưa có nhiều kinh nghiệm
nên không thể phát triển vội vã, ồ ạt các CTCK
hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư. Nếu
không được định hướng rõ ràng, rất dễ mắc lại
sai lầm trong việc phát triển CTCK thời gian trước
đây, kéo theo đó là sự lãng phí trong đầu tư của
toàn xã hội và hiệu quả kinh tế thấp.
Vì vậy, cơ quan quản lý phải tìm kiếm, chọn
lọc các CTCK có hệ thống quản trị công ty tốt,
tài chính bền vững. Hiện nay, UBCKNN đã có
công cụ xếp loại CTCK theo các yếu tố theo tiêu
chuẩn CAMELS được ban hành tại Quyết định số
617/QĐ-UBCK ngày 9/10/2013. Mô hình CAMELS
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...62
Powered by FlippingBook