Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 10-2015 - page 6

8
là 48.858 tỷ đồng), bằng 45,2% tổng vốn đầu tư phát
triển nguồn vốn NSNN và trái phiếu chính phủ. Sau
khi Nghị quyết 26/NQ-TW ra đời, mức đầu tư cho
lĩnh vực này tăng lên rõ rệt: Năm 2009, tổng vốn
đầu tư cho khu vực này là 90.006 tỷ đồng, tăng 45%
so với năm 2008; Năm 2010 là 94.754 tỷ đồng, tăng
5,3% so với năm 2009; Năm 2011 là 100.615 tỷ đồng,
tăng 6,7% so với năm 2010.
Bên cạnh đó, hằng năm, Nhà nước đều bố trí
nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương để hỗ
trợ các địa phương và nông dân, mỗi năm từ 7.000
- 8.000 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ các địa phương khắc
phục hậu quả thiên tai, lụt bão, dịch bệnh... Ngoài
ra, nguồn thu từ xổ số kiến thiết cũng được đầu tư
cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn mỗi năm khoảng
8.000 tỷ đồng. Nhà nước còn hỗ trợ nông dân thông
qua chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng, miễn thu thủy lợi phí
khoảng 4.000 tỷ đồng.
Thứ hai,
nguồn vốn ODA: Cùng với nguồn vốn
đầu tư từ NSNN, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực
nông nghiệp cũng ngày càng được mở rộng và tăng
cường. Trong 20 năm (1996-2015), tổng lượng vốn
ODA huy động trong ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn vào khoảng hơn 6 tỷ USD, chiếm
khoảng 7-8% tổng ODA cả nước, góp phần đáng kể
thúc đẩy, thay đổi bộ mặt của ngành nông nghiệp.
Trong đó, thủy lợi chiếm tỷ lệ ODA cao nhất với
45%, tiếp theo là nông nghiệp (21%), phát triển nông
thôn (15%), lâm nghiệp (15%) và ít nhất là thủy sản
chỉ với 4%. Ngân hàng Phát triển châu Á là nhà tài
Thực trạng đầu tư phát triển
vào ngành Nông nghiệp
Nông nghiệp Việt Nam sử dụng gần 80% diện tích
đất tự nhiên, với lực lượng lao động khoảng trên 60%.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp trở
thành ngành “cứu cánh” cho kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, với vai trò và tiềm năng như vậy
những tỷ lệ đầu tư cho ngành Nông nghiệp Việt
Nam lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Năm 2012, nông nghiệp chiếm 19,7% GDP nhưng
chỉ nhận được 5% tổng vốn đầu tư của Chính phủ.
Giai đoạn từ 2001-2013, vốn đầu tư của toàn xã hội
tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước (nếu như
năm 2001: vốn đầu tư là 170.496 tỷ đồng, thì đến
năm 2013: vốn đầu tư là 937.900 tỷ đồng, tăng gần
6,5 lần), nhưng vốn đầu tư cho ngành Nông nghiệp
trung bình hàng năm mới chỉ đạt trên dưới 52.000
tỷ đồng (chủ yếu là từ ngân sách nhà nước (NSNN)
và ODA). Ngoại trừ vốn ODA, thì hầu hết các nguồn
vốn khác (kể cả NSNN và ngoài NSNN) đầu tư cho
nông nghiệp đều chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
phát triển nông nghiệp, chứ chưa nói đến việc ứng
phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể các nguồn vốn:
Thứ nhất,
nguồn vốn NSNN: Theo báo cáo của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai
đoạn 2004 - 2013, tổng vốn đầu tư của Nhà nước
cho khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng hơn
718.000 tỷ đồng, bằng 48,5% tổng vốn đầu tư phát
triển cả nước. Trước khi có Nghị quyết 26/NQ-TW,
tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ năm
2006 - 2008 là 146.575 tỷ đồng (bình quân mỗi năm
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
KHƠI THÔNGVỐNPHÁT TRIỂNNGÀNHNÔNGNGHIỆP
VIỆT NAMTRONGBỐI CẢNHBIẾNĐỔI KHÍ HẬU
TS. TRƯƠNG THỊ MỸ NHÂN
- Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, kinh tế nông nghiệp được xác định là một trong những trụ cột vững chắc. Tuy
nhiên, dưới những tác động khó lường từ biến đổi khí hậu, ngành Nông nghiệp đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn và việc tìm kiếm các giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho nông
nghiệp là vấn đề đặt ra cần giải quyết…
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...62
Powered by FlippingBook