Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 10-2015 - page 8

10
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hai là,
Nhà nước cần có các cơ chế chính sách đột
phá trong thu hút, tìm kiếm không chỉ vốn ODA lãi
suất thấp mà còn cả vốn ODA lãi suất cao vào nông
nghiệp và nông thôn để đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo
dục đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động
và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của nông
dân. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát,
thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả vốn ODA.
Ba là,
cũng cần triển khai rất nhiều công việc có
liên quan như đầu tư cơ sở hạ tầng tưới tiêu, hoàn
thiện chính sách thúc đẩy đầu tư; có các chính sách
mở rộng thêm các lĩnh vực như khai thác thị trường,
bảo đảm các kênh bán hàng, áp dụng công nghệ chế
biến… Bên cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ
hoặc tham gia trực tiếp vào lĩnh vực bảo hiểm trong
nông nghiệp.
Bốn là,
tăng cường hợp tác công tư để thu hút
vốn đầu tư tư nhân vào nông nghiệp.
Năm là,
điểm nghẽn lớn nhất khiến vốn FDI
khó vào nông nghiệp là sự yếu kém của cơ sở hạ
tầng và sự minh bạch của chính sách về những lĩnh
vực đang khuyến khích DN FDI đầu tư vào nông
nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch
phát triển ngành gắn với các lĩnh vực cần ưu tiên
trong thu hút FDI, đồng thời tăng cường đầu tư, cải
tạo cơ sở hạ tầng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Mậu Dũng (2010), “Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng
Đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và Giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, số 159, tháng 9/2010;
2. Nguyễn Thế Chinh và cộng sự (2006), “Bài giảng Phát triển bền vững”, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Đại học Kinh tế Quốc dân, Chương trình Lồng ghép
nội dung giảng dạy phát triển bền vững trong chương trình đào tạo hiện có
ở Đại học Kinh tế Quốc dân;
3. Oxfam (2008), “Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo”,
Báo cáo của Oxfam;
4. Tô Văn Trường (2008), “Tác động của Biến đổi khí hậu đến An ninh lương
thực quốc gia”, Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KC 08/06-10.
mẽ nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngành
nông nghiệp – ngành dễ tổn thương nhất trước tác
động của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, tới cuối thế
kỷ XXI trung bình nước biển dâng 78 - 95cm ở nước
ta. Nếu nước biển dâng 1m thì sẽ có khoảng 39%
diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện
tích đồng bằng sông Hồng bị ngập. Tính trên phạm
vi cả nước, sẽ có 22 triệu người mất nhà cửa với thiệt
hại lên đến 10% GDP. Từ năm 2005 đến 2014, trung
bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt
thiên tai xảy ra như lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc
xoáy, sạt lở.
Về tổng thiệt hại kinh tế được đo lường bằng
tiền, trung bình hàng năm trong vòng 10 năm từ
2005 đến 2014, nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu
khoảng 5,2 tỷ USD. Tính trung bình trong 15 năm
qua, thiên tai đã gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng
năm. Biến đổi khí hậu với biểu hiện nước biển dâng,
mức độ xâm thực mặn sẽ ảnh hưởng đến diện tích
đất nông nghiệp cũng như chất lượng đất, vì thế, sẽ
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, sản lượng đầu
ra của ngành nông nghiệp; Biến đổi khí hậu còn làm
thay đổi thành phần đất nông nghiệp ảnh hưởng
đến chất lượng đất và năng suất cây trồng, đồng
thời làm thay đổi thời vụ cây trồng.
Giải pháp khơi thông vốn đầu tư phát triển
nông nghiệp
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, chính sách tái
cơ cấu ngành nông nghiệp phải hướng đến phát
triển bền vững, đảm bảo ngành Nông nghiệp có khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế tổn
thất do biến đổi khí hậu gây ra, đảm bảo an toàn,
an ninh lương thực, sinh kế cho người dân và ổn
định, gia tăng quy mô xuất khẩu. Muốn vậy, cần
đẩy mạnh thu hút và khơi thông các nguồn vốn đầu
tư vào phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
Một là,
tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công trong
lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo vốn được phân bổ
đúng vào các vùng, các lĩnh vực có khả năng tạo ra
năng suất lao động cao, góp phần tạo ra động lực để
thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào nông nghiệp.
Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự
án đầu tư công. Việc phê duyệt dự án mới phải dựa
trên nguyên tắc lấy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường làm mục tiêu ưu tiên lựa chọn dự án đầu tư,
quyết định chủ trương đầu tư và phân bổ vốn hàng
năm. Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư cho các dự án phát
triển cơ sở hạ tầng, thủy lợi, nghiên cứu đầu tư khoa
học công nghệ nhằm phát triển giống cây con mới có
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần
tăng năng suất cây trồng vật nuôi.
16710
19238
18534
16402
17797
21408
25122
0
5000
10000
15000
20000
25000
2005
2009
2010
2011
2012
2013
2014
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ NSNN CHO NÔNG NGHIỆP (tỷ đồng)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...62
Powered by FlippingBook