Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 10-2015 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2015
9
cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng trên
thực tế mới chỉ đáp ứng được 55% - 60% yêu cầu,
vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng trong nông
nghiệp, nông thôn. Tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu
quả sử dụng vốn chưa cao, một số nơi vẫn xảy ra sai
phạm trong quản lý đầu tư khiến vốn đầu tư đã ít
lại bị lãng phí. Hệ số ICOR trong nông nghiệp cao
hơn các ngành kinh tế khác, và cao hơn ICOR chung
của cả nước, năng suất lao động chưa cao.
Việc thiếu vốn đầu tư vào nông nghiệp dẫn đến
cở sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn lạc hậu. Điều
này càng trở thành thách thức trong bối cảnh biến
đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết tiêu cực trên
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, vốn đã yếu kém sẵn của Việt Nam. Cơ sở
hạ tầng yếu, vừa đặt gánh nặng lên vai NSNN, vừa
khó khăn trong thu hút FDI, vốn tư nhân, lại vừa
hạn chế khả năng huy động các DN tham gia vào
chuỗi giá trị gia tăng của nông sản. Đầu tư vào cơ
sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép, nó không
chỉ có tác dụng tăng cường sức chịu đựng cho nền
sản xuất nông nghiệp trước các yếu tố thiên tai mà
còn là động lực để chuyển dịch cơ cấu nông thôn,
kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này. Thực
tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ
tầng yếu kém thì khó thu hút các nhà đầu tư và khi
không thu hút được các nhà đầu tư thì khả năng
cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế, khả năng chống
chịu thiên tai không cao tạo nên một vòng luẩn
quẩn là vùng nào cơ sở hạ tầng yếu kém thì ngày
càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng đều
giữa các vùng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng mạnh
mẽ và Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động
trực tiếp thì các hạn chế trong đầu tư cho phát triển
bền vững ngành Nông nghiệp ngày càng rõ nét. Việt
Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh
trợ có vốn lớn nhất cho ngành Nông nghiệp, chiếm
26%, tiếp đó là Ngân hàng Thế giới 25%...
Tỷ trọng vốn không hoàn lại trong lĩnh vực nông
nghiệp tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy
động được, khoảng 350-400 triệu USD/năm. Tuy
nhiên, do lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường
xuyên đối mặt với rủi ro thiên tai, địch họa, thị
trường bấp bênh nên hiệu quả của việc sử dụng vốn
ODA chưa cao. Việc ban hành Nghị định 210/2013/
NĐ-CP thay thế cho Nghị định 61/2010/NĐ-CP về
ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
chính là cơ sở quan trọng để kêu gọi đầu tư của các
thành phần kinh tế, từ FDI, các DN trong nước và
thu hút vốn ODA vào nông nghiệp nhiều hơn.
Thứ ba,
nguồn vốn FDI: Theo báo cáo của Cục
Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đầu tư vào nông, lâm,
thủy sản năm 2012 chỉ chiếm 0,6% trên tổng vốn đầu
tư và đang có xu hướng giảm. Số liệu 9 tháng đầu
năm 2014, ngành nông nghiệp chỉ nhận được 1,4%
trong tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Thứ tư,
nguồn vốn tư nhân: Theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, vốn đầu tư tư nhân rót vào
lĩnh vực nông nghiệp vẫn hạn chế, chiếm tỷ lệ rất
thấp. Năm 2014, tỷ trọng DN đầu tư nông nghiệp
chỉ chiếm 1,01% trong tổng số DN trên cả nước, chủ
yếu là quy mô nhỏ; trong số này, số DN có quy mô
vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm đến 55%. Trong 5 năm
(2008 – 2013) chỉ có 3.486 DN nông nghiệp được
thành lập nhưng có tới gần 475 DN bị giải thể. Bên
cạnh số ít DN đầu tư bài bản, đa phần DN chủ yếu
dựa vào khai thác nguồn lực tài nguyên mà chưa
quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao, thiết bị
hiện đại cho chế biến sâu. Liên kết giữa nông dân và
DN còn lỏng lẻo.
Những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tóm lại, mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư
VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2015 (USD)
Năm
Lâm nghiệp Nông nghiệp
Thủy lợi
PTNT
Thủy sản
Tổng ODA
Tổng 1996-2000
276.877.453 239.158.434 134.613.426 162.987.443 65.620.000 879.256.756
Tỷ lệ %
31
27
15
19
7
100
Tổng 2001-2005
231.742.410 245.368.163 821.638.900 155.585.016 60.821.000 1.515.155.489
Tỷ lệ %
15
16
54
10
4
100
Tổng 2006-2008
122.870.091 341.939.583 343.087.547 190.471.829 1.280.850
999.649.900
Tỷ lệ %
12
34
34
19
0
100
Tổng 2009-2015
92.712.560 416.258.805 1.302.033.835 628.483.103 30.311.277 2.441.799.580
Tỷ lệ %
3,8
17
53,3
25,7
1.2
100
Tổng giai đoạn 1996-2015
724.202.514 1.242.724.985 2.601.373.708 1.137.527.391 158.033.127 5.835.861.725
Tỷ lệ %
12,4
21,3
44,6
19,5
2,7
100
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...62
Powered by FlippingBook