Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 10-2015 - page 3

5
48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới
hạn an toàn theo quy định.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so
với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI
thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải
ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5%.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh
và đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực tái cơ
cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tái cơ
cấu nông nghiệp...
Trong tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công,
đã triển khai thực hiện Luật Đầu tư công; Ban hành
nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phân bổ vốn đầu tư
theo kế hoạch trung hạn, tập trung cho các dự án quan
trọng và vốn đối ứng ODA; Khắc phục tình trạng đầu
tư dàn trải; ưu tiên xử lý nợ xây dựng cơ bản. Tăng
cường phân cấp, đề cao trách nhiệm của Bộ ngành,
địa phương và chủ đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã
hội chuyển dịch tích cực, trong đó đầu tư công giảm
từ 35,5% năm 2010 xuống còn khoảng 30% năm 2015,
đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong nước tăng
từ 36,1% lên 42%.
Việc thực hiện tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng
tâm là các ngân hàng thương mại cũng đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Chính phủ đã chỉ đạo tập trung
xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại
cổ phần yếu kém. Các ngân hàng thương mại bằng các
biện pháp chủ động tự xử lý nợ xấu là chủ yếu; đồng
thời phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tin dụng (VAMC) tham gia xử lý nợ xấu
và phát triển thị trường mua bán nợ. Đến tháng 9 năm
2015, nợ xấu còn 2,9% (tháng 9/2012 là 17,43%) và đã
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
Theo Báo cáo của Chính phủ, việc thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015
trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và quốc
tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn đã ảnh
hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đặt ra. Tuy
nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, cả hệ thống chính trị, toàn quân, toàn dân, cộng
đồng doanh nghiệp hầu hết các lĩnh vực đều đã đạt
kết quả quan trọng.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13%
năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp
nhất trong 15 năm qua; Mặt bằng lãi suất giảm, năm
2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011; Dư nợ tín dụng
tăng 17%, cao nhất kể từ năm 2011, chất lượng tín
dụng từng bước được cải thiện; Tỷ giá được điều
chỉnh phù hợp; thị trường ngoại hối cơ bản ổn định;
Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên, khắc phục
một bước quan trọng tình trạng đô-la hoá, vàng hoá
trong nền kinh tế.
Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm,
tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng
mạnh; nhập khẩu tăng 15%/năm; tỷ lệ nhập siêu giảm
từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân
thanh toán quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối
năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Quản lý ngân sách nhà nước được tăng cường.
Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng
nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5
năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Chi ngân
sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm
an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/
năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển. Đến hết
năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ
KINHTẾ ĐẤT NƯỚC ĐANGĐÀ TĂNGTRƯỞNGMẠNHMẼ
TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Sáng 20/10/2015, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII đã khai mạc. Quốc hội đã nghe Thủ tướng
Chính phủNguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm2011- 2015
và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm2016. Theo đó, tình hình kinh tế - xã hội đất
nước tiếp tục phục hồi, tăng trưởngmạnhmẽ, đặc biệt, năm2015, trong số 14 chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đề ra có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch…
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...62
Powered by FlippingBook