Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
13
có hiệu quả. Tín dụng sẽ tập trung vào sản xuất, kinh
doanh, trong đó ưu tiên các DNNVV, các lĩnh vực như
nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, ứng dụng công
nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… Đẩy mạnh xuất khẩu,
quản lý tốt nhập khẩu, có giải pháp cải thiện mạnh
mẽ sự mất cân đối trong quan hệ thương mại với một
số thị trường có nhập siêu lớn. Tập trung tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước phát triển,
thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, DN
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Từ phía các DNNVV cũng phải có những thay đổi, cải
cách quản trị điều hành, có phương án sản xuất, kinh
doanh khả thi... Phát triển mạnh các loại hình và nâng
cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN.
Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc
gia kiến nghị chính sách vĩ mô năm 2016 cần tập
trung ưu tiên cho hỗ trợ DN, thúc đẩy đầu tư, tiêu
dùng trong nước. Các DN cần nỗ lực tăng năng
suất, cải tiến công nghệ cùng với sự tăng cường
hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm tận dụng đầy đủ
những lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại
sẽ đem lại. Ông Eric Sidgwick - Giám đốc Quốc
gia ADB tại Việt Nam cho rằng, muốn phát triển
ổn định, Việt Nam phải đẩy mạnh cổ phần hóa
DNNN, tạo điều kiện thuận lợi để DN tư nhân
phát triển, đồng thời thúc đẩy phát triển được thị
trường vốn, tạo điều kiện cho DN tiếp cận được
vốn dễ dàng, thuận lợi và ổn định hơn. Bên cạnh
đó, phải nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của người
lao động Việt Nam bởi nguyên tắc chung trong quá
trình chuyển đổi từ một nước thu nhập trung bình
thành nước thu nhập cao đó là có một nguồn lao
động được đào tạo, có kỹ năng cao. Đây chính là
lực lượng lao động quan trọng tạo ra động lực phát
triển cho DN, mà rộng ra là cho cả nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016;
2. Chính phủ, Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 -
2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016;
3. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Báo cáo tình hình kinh tế tháng 10 và
10 tháng đầu năm 2015.
Một số đề xuất
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức
6,7% theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 2016, theo các chuyên gia kinh tế, cần
triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã được Quốc
hội thông qua và đã được Chính phủ chỉ ra tại Báo
cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm
2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 -
2020 và năm 2016.
Theo đó, tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ
mô, điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát
tốt lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam,
tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm các cân đối lớn của
nền kinh tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu
quả và sức cạnh tranh. Trong đó, tập trung đổi mới
mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh -
bền vững. Kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng
với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; không
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh; gắn kết hài hoà tăng trưởng kinh tế
với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân…
Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, bảo
đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên
và chi trả nợ, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn,
phấn đấu giảm dần bội chi. Tập trung xử lý cơ bản
nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh thêm
nợ mới, triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên,
bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính, các khoản thu,
chi ngân sách nhà nước phải được dự toán. Kiểm soát
chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của
quốc gia trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc
hội, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, nâng cao
hiệu quả sử dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc
vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là các khoản
vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ, tiếp tục cơ
cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỷ trọng vay
trung, dài hạn với lãi suất phù hợp… Tiếp tục tái cơ
cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Nâng cao hiệu
quả và tập trung nguồn lực đầu tư các công trình
kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu. Tiếp tục tái cơ
cấu DNNN, đẩy nhanh cổ phần hoá, thoái vốn đầu
tư ngoài ngành; bán hết phần vốn trong các DN mà
Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường;
sử dụng một phần số tiền thu được cho đầu tư phát
triển; tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của
chủ sở hữu; bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, nâng cao
năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động…
Cần kiên định kiềm chế lạm phát, điều hành lãi
suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp, xử lý nợ xấu
Một số chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Nghị
quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2016: Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu
tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu so với kim
ngạch xuất khẩu dưới 5%; Tốc độ tăng giá tiêu
dùng dưới 5%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội khoảng 31% GDP...
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...66
Powered by FlippingBook