Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
của ngân sách trung ương là không thỏa đáng, là một
sự so sánh khập khiễng. Bởi muốn so sánh cần phải
đảm bảo tính tương đồng và xét toàn diện mọi yếu tố.
Muốn kết luận chính xác thì cần lấy số liệu của những
nước xác định ngân sách thống nhất cả cấp trung
ương và địa phương như Việt Nam và cần có thêm số
liệu về tình hình cung cấp dịch vụ công ở những nước
được so sánh. Chẳng hạn như Thụy Điển, Đan Mạch
tỷ lệ thu ngân sách so với GDP luôn ở mức xấp xỉ 50%
(lần lượt là 47,9% và 49%) nhưng không bị coi là cao
vì khoản thu này được đầu tư trở lại cho đầu tư phát
triển và cung cấp phúc lợi xã hội cho dân cư (Nguồn:
Heritage Foundation, 2012).
Những số liệu sau đây sẽ cho thấy, gánh nặng thuế
phí ở Việt Nam có thực sự cao hay không. Theo Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì trung bình tỷ lệ thuế và bảo
hiểm bắt buộc so với GDP của các nước như sau:
NHÓM NƯỚC
TỶ LỆ SỐ THU THUẾ VÀ
ĐÓNG GÓP BẢO HIỂM
XÃ HỘI SO VỚI GDP (%)
Nhóm nước thu nhập thấp
13,9
Nhóm nước thu nhập trung bình thấp
16,5
Nhóm nước thu nhập trung bình
26,8
Nhóm nước thu nhập cao
36,0
Ghi chú: Trong thống kê trên, những người nghiên cứu đã loại bỏ các nước có số thu
từ tài nguyên thiên nhiên chiếm tỷ trọng trong tổng thu ngân sách từ 30% trở lên.
Bảng số liệu trên cho thấy một vấn đề có tính quy
luật là khi kinh tế tăng trưởng và cùng với nó thu nhập
bình quân đầu người tăng thì tỷ lệ số thu thuế có xu
hướng tăng. Tỷ lệ thuế so với GDP của các nước có thu
nhập thấp chỉ là 13,9% thì tỷ lệ này ở các nước phát
triển có thu nhập cao gần gấp 3 lần. Các nước đang
phát triển thì được chia tiếp thành 2 nhóm, trong đó,
nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình
V
ề vấn đề thuế và lệ phí ở Việt Nam, một số
chuyên gia nhận định:
- Nếu nhìn từ góc độ kinh tế học, về thống
kê tổng thể Việt Nam là một trong những nước mà
Chính phủ, Trung ương có nguồn thu từ người dân
tính trên tổng thu nhập của xã hội là rất cao, cao hơn tỷ
lệ này ở Trung Quốc và chỉ kém một nước trong khu
vực là Malaysia.
- Nguồn thu bị manh mún, bị phân ra nhiều loại.
- Trước mắt, nên giảm bớt số lượng các khoản thu,
đưa các khoản thu về những mối lớn để giảm gánh
nặng cho người dân.
- Cần cải cách để giảm các khoản thu phi chính
thức cho DN.
Từ thực tiễn các nước trên thế giới cho thấy, để trả
lời thỏa đáng các câu hỏi này cần làm rõ ba vấn đề cơ
bản sau: (1) Trình độ phát triển kinh tế; (2) Số thu được
thống kê gồm tổng thu ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương hay chỉ là số thu từ ngân sách trung
ương; (3) Phạm vi và mức độ cung cấp dịch vụ công
và chi đầu tư phát triển của Chính phủ. Trình độ phát
triển kinh tế càng cao thì càng tạo ra tiền đề thuận lợi
tăng tỷ lệ huy động vào NSNN mà vẫn đảm bảo phát
triển sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư. Khi
mức độ cung cấp dịch vụ công và chi đầu tư phát triển
càng lớn thì số thu cần huy động lớn.
Thuế, phí có quá cao?
Nếu phân tích ở các góc cạnh trên thì có thể thấy
kết luận gánh nặng thuế, phí của Việt Nam cao so với
Trung Quốc và Malaysia chỉ dựa trên số liệu thống kê
về tỷ lệ số thu từ thuế, phí và bảo hiểm bắt buộc so với
GDP, không xác định rõ đó là số thu của cả ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương hay chỉ là số thu
THUẾ, PHÍ ỞVIỆT NAMCÓTHỰC SỰ CAO?
PGS., TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG
Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua là thuế và lệ phí ở
Việt Nam hiện nay. Ý kiến của một số chuyên gia nhận định, “thuế, phí đang là gánh nặng”
với người dân và doanh nghiệp. Dựa trên việc so sánh thực trạng thuế, phí của Việt Nam và
một số nước, bài viết cho thấy tinh thần xây dựng, nghiêm túc của tác giả để độc giả có cái
nhìn khách quan về hệ thống thuế, phí của Việt Nam…
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...66
Powered by FlippingBook