Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 9

11
Nhiều nhận định lạc quan
Thời gian qua, kinh tế thế giới phục hồi chậm,
giá dầu tiếp tục giảm và ở mức thấp, một số nước
phá giá mạnh đồng tiền... đã tác động nhiều hơn đến
nền kinh tế nước ta so với giai đoạn cuối năm 2014
đầu năm 2015. Tuy vậy, với sự điều hành sát sao của
Chính phủ và quyết tâm của các Bộ, ngành, nền kinh
tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát được
kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, các cân đối lớn
của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Theo đó, tăng
trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất
trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%); Quy mô
và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm
2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người
2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600
USD). Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức
18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm
2015, thấp nhất trong 15 năm qua.
Có thể nói, cơ sở để Chính phủ đặt mục tiêu
tăng trưởng GDP cao, ở mức 6,7% trong năm 2016
ngoài kết quả tăng trưởng của nền kinh tế trong
giai đoạn 2011-2015, kết quả ấn tượng từ tái cơ
cấu nền kinh tế, thu ngân sách nhà nước, thu hút
vốn FDI, cơ hội từ việc gia nhập Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… thì còn phải
kể đến nhân tố quan trọng được các tổ chức kinh
tế - tài chính và giới chuyên gia quốc tế đánh giá
rất cao đó là kết quả cải cách hành chính, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia mà hiện nay Việt Nam
đang triển khai (đặc biệt từ sau Nghị quyết số 19/
NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia hai năm 2015 - 2016). Báo cáo Cạnh tranh
toàn cầu (GCR) 2015-2016 do Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF) công bố hôm 29/9 cho thấy, chỉ số cạnh
tranh quốc gia (GCI) của Việt Nam đạt 4,3 điểm,
xếp ở vị trí 56/140 nền kinh tế được WEF khảo sát
năm nay. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia
có mức tăng bậc mạnh nhất. Mới đây nhất, ngày
28/10, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng công bố báo
cáo báo cáo Môi trường Kinh doanh 2016, trong đó
năm 2015 Việt Nam tăng 3 bậc so với xếp hạng năm
trước, ở vị trí thứ 93 và năm 2016 được xếp ở vị trí
90, tăng 3 bậc (đáng chú ý là chỉ số về nộp thuế
tăng 4 bậc, từ mức 172 trong năm 2015 lên mức 168
trong năm 2016…).
Với những nền tảng như vậy, đã có khá nhiều dự
báo lạc quan về triển vọng kinh tế nói chung và tốc
độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2016.
Tháng 7/2015, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh
tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch Đầu tư) dự báo
GDP năm 2016 của Việt Nam có thể tăng trưởng ở
mức cao là 6,7-7,1%. Trong báo cáo tình hình kinh
tế tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2016, Ủy ban Giám
sát Tài chính quốc gia dự báo năm 2015, tốc độ tăng
trưởng kinh tế sẽ giao động trong khoảng 6,5% -
6,7%. Thậm chí, ở góc nhìn lạc quan hơn, một số
chuyên gia kinh tế còn khẳng định, trên nền tảng
tạo dựng được trong năm 2015 cả về mặt chính sách,
cơ chế cũng như kết quả thực tế về phát triển kinh
TRIỂNVỌNGTĂNGTRƯỞNG KINHTẾ VIỆT NAMNĂM2016
VÀMỘT SỐ KIẾNNGHỊ
ThS. NGUYỄN THỊ ƯNG
– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
, NGUYỄN THỊ THẢO
– Đại học Thăng Long
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016, trong đó nhất trí thông qua mục tiêu tăng trưởng
GDP năm 2016 là 6,7%. Có thể nói, đây là mục tiêu khá cao trong bối cảnh kinh tế trong
nước và quốc tế vẫn còn nhiều thách thức. Do vậy, để đạt mục tiêu đề ra, đòi hỏi cần triển
khai nhiều giải pháp đồng bộ trong thời gian tới.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...66
Powered by FlippingBook