Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 4

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước
Nỗ lực tiết kiệm chi tiêu công của Bộ Tài chính
trong thời gian qua đã được dư luận đánh giá cao.
Theo ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội, những nỗ lực
đó đã có tác dụng lớn đến NSNN. Bên cạnh đó, cũng
có ý kiến cho rằng tỷ lệ huy động các nguồn thu vào
ngân sách có xu hướng sụt giảm, do đó, bố trí ngân
sách cho chi đầu tư phát triển cũng bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết,
có tình trạng đến năm 2014, 2015 cơ cấu chi NSNN
cho thường xuyên cao, 67%, 68% trong dự toán chi
NSNN, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề
cơ cấu chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ. Tuy
nhiên, thời gian qua, cơ cấu thu đã thay đổi tích
cực. Trong bối cảnh hội nhập, giảm thuế nhưng thu
nội địa tăng, đạt 74% trong cơ cấu thu NSNN. Tỷ lệ
huy động từ phí, thuế bình quân của giai đoạn này
khoảng 21%, Quốc hội đã quyết không quá 22%,
23%, xấp xỉ giai đoạn năm 2005. Nguyên nhân là
do giá dầu thô giảm, điều chỉnh chính sách thu nội
địa, chính sách giảm thu nội địa nhanh hơn lộ trình,
nhanh hơn chiến lược…
Về chi, chi thường xuyên lên đến 68% của năm
2015, nhưng năm 2016 theo tính toán của Bộ Tài
chính và thực tế trong dự toán năm 2016 chi thường
xuyên đã giảm được hơn 2% so với năm 2015. Quy
mô tăng lên, tỷ lệ giảm xuống, theo tính toán, với
kế hoạch trung hạn về tài chính ngân sách đến năm
2020, chi thường xuyên xuống khoảng 58%-59%.
Để cơ cấu lại thu, đảm bảo thúc đẩy phát triển
sản xuất trong nước, đảm bảo yêu cầu hội nhập cũng
như nguồn thu cho NSNN và phù hợp với quốc tế,
giải pháp được Bộ Tài chính ưu tiên trong thời gian
tới tập trung lại rà soát các chính sách thu. Bên cạnh
đó là tập trung cơ cấu lại các chính sách về chi, đẩy
mạnh tiết kiệm và hướng tới giảm chi ngân sách
thường xuyên xuống khoảng 58%-59%.
Vấn đề quản lý thuế, trong giai đoạn năm 2011-
2015, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra
300.606 lượt DN, với tổng số thuế tăng thu thêm
56.273 tỷ đồng (đến hết tháng 10/2015), trong đó đã
tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.104 doanh nghiệp
lỗ có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao dịch
liên kết và đã giảm lỗ 25.479 tỷ đồng. Truy thu,
truy hoàn và phạt 5.970 tỷ đồng. Về số nợ thuế, Bộ
trưởng Bộ Tài chính cho biết hoàn toàn có thể thu
được số nợ 34.000 tỷ đồng để đảm bảo sự thiếu hụt
từ thu NSNN trong năm 2015.
Cổ phần hóa, thoái vốn tại
doanh nghiệp nhà nước đúng nguyên tắc
Một vấn đề khác thuộc trách nhiệm của ngành
này. Do vậy, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ
có các giải pháp mềm dẻo hơn để từng bước tái cơ
cấu lại nợ và đảm bảo an toàn nợ công như đa dạng
hóa kỳ hạn trái phiếu, xin Quốc hội phát hành thêm
trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu lại nợ nước ngoài
của Chính phủ, phần nợ trong nước của Chính phủ
và Quốc hội đã thông qua nghị quyết dự toán ngân
sách năm 2016. Bộ Tài chính đang theo dõi diễn biến
thị trường vốn, lãi suất hàng ngày nhưng thời điểm
này việc phát hành là chưa thuận lợi.
Như vậy, nợ công vẫn trong tầm kiểm soát dù
tốc độ tăng như vừa qua là khá cao (20%/năm). Bên
cạnh việc tập trung cho đầu tư phát triển, việc phân
bổ sử dụng vốn ở một số nơi được cho là chưa thực
sự hiệu quả. Để khắc phục được tình trạng này và
tăng cường quản lý nợ công, Bộ Tài chính cũng đã
kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị số 02/CP-TTg về việc tăng cường công
tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công
với một số nội dung chủ yếu: Tổng kết, đánh giá lại
chiến lược nợ công đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030; Quản lý chặt chẽ nợ công; Tăng cường kiểm
tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu
quả đầu tư chất lượng công trình theo đúng quy
định; Khẩn trương cơ cấu lại nợ công, theo hướng
tăng tỷ trọng vay dài hạn, tăng tỷ trọng vay trong
nước và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ quản lý
và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, tăng tính
thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái
phiếu chính phủ.
Bên cạnh đó, các giải pháp quản lý chặt chẽ các
khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng
siết chặt có bảo lãnh cũng được tăng cường; Tăng
dần tỷ lệ cho vay lại và giảm dần tỷ lệ cấp phát, tăng
cường trách nhiệm của địa phương về quản lý sử
dụng vốn vay cũng như quản lý sử dụng các công
trình trong tương lai...
Để đảm bảo an toàn nợ công thì việc tiếp tục thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu
NSNN được Lãnh đạo ngành Tài chính đánh giá là
khâu rất quan trọng. Song song với đó, Bộ Tài chính
cũng đã triển khai xây dựng kế hoạch tài chính ngân
sách trung hạn cho giai đoạn 2016-2020, từ đó phân
nguồn ra kế hoạch đầu tư công trung hạn. Về nợ
công, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch vay trả
nợ đến năm 2020 cũng như kế hoạch về nợ công
trên tinh thần dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội,
tăng trưởng của giai đoạn này từ 6,5-7%, lạm phát
không quá 5%, bội chi NSNN khoảng dưới 4,9%...
thì nợ công đến năm 2020 chỉ còn có 58,5% và đỉnh
nợ công sẽ rơi vào năm 2017 là 63% (vẫn thấp hơn
mức trần 65%).
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...66
Powered by FlippingBook